Chẳng hạn, một cô chủ quán chửi xéo khách bằng cách nhấn mạnh ba chữ ‘khen cho con’ trong hai câu tập Kiều: Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già.

1. Truyện Kiều của Nguyễn Du (1766-1820) nổi tiếng không chỉ vì giá trị nghệ thuật mà còn vì bức tranh xã hội đa dạng trong tác phẩm.

Gần như tình huống nào trong cuộc sống cũng có thể mô tả bằng những câu Kiều thích hợp.

Nói về tương lai quan hệ Việt – Mỹ trong chuyến thăm nước ta vào tháng 11-2010, tổng thống Clinton trích dẫn Truyện KiềuSen tàn, cúc lại nở hoa/ Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân (câu 1795-1796).

Tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Mỹ vào tháng 7-2015, Phó tổng thống Biden cũng mượn Truyện KiềuTrời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời (3121-3122).

 Thăm Việt Nam vào tháng 5-2016, tổng thống Obama tiếp tục gửi thông điệp qua Truyện KiềuRằng: Trăm năm cũng từ đây/ Của tin, gọi một chút này làm ghi (355-356).

2. Nếu hai câu Kiều liên tiếp chưa đủ mô tả sự việc cần nói, người ta ghép một câu ở đoạn này với một câu ở đoạn khác.

Hình thức này gọi là tập Kiều (nếu giữ nguyên các câu gốc) hoặc lẩy Kiều (nếu bỏ hoặc thay đổi vài chữ trong câu gốc).

Đây là bài thơ tập Kiều tả ngọn nến: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà (1311)/ Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài (104)/ Một mình âm ỷ đêm chầy (1883)/ Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi (2676).

Chiếc xe hơi – một vật chưa xuất hiện vào thời Nguyễn Du – được lẩy Kiều như sau: Thênh thênh đường cái thanh vân (2478)/ Một xe trong cõi hồng trần như bay (198)/ Ào ào đổ lộc, rung cây (121)/ Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài (1554).

Bài lẩy Kiều này bỏ đi hai chữ “hẹp gì” trong câu 2478, giữ nguyên ba câu còn lại.

3. Một hình thức lẩy Kiều công phu hơn là tạo câu đối bằng cách ghép hai câu tám sau khi bỏ đi chữ sau cùng của mỗi câu.

Chẳng hạn câu đối dùng để dán ở cửa vườn: Dường gần rừng tía, dường xa bụi (1926)/ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng (3224). Hai chữ bị bỏ bớt theo thứ tự là “hồng” và “lên”.

4. Đôi khi, câu đối lẩy Kiều huy động nhiều câu gốc hơn và linh hoạt về vị trí chữ cần bỏ.

Cảnh hai cha con bất ngờ chạm mặt nhau tại “phố đèn đỏ” được mô tả bằng câu đối lẩy Kiều: Chẳng hổ mình sao, dám đem trần cấu dự vào bốTuồng gì hoa thải, mượn màu son phấn đánh lừa con.

Vế xuất được lấy từ hai câu 3103, 3104 sau khi bỏ đi hai chữ đầu câu sáu và chữ cuối câu tám: Nghĩ mình chẳng hổ mình sao?Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!

Vế đối huy động hai câu 1413, 1414 nhưng bỏ đi hai chữ cuối câu sáu và chữ cuối câu tám: Tuồng gì hoa thải, hương thừaMượn màu son phấn đánh lừa con đen.

5. Truyện Kiều còn dùng để… chửi nhau một cách tinh tế.

Chẳng hạn, một cô chủ quán chửi xéo khách bằng cách nhấn mạnh ba chữ “khen cho con” trong hai câu tập Kiều: Khen cho con mắt tinh đờiAnh hùng đoán giữa trần ai mới già (2201-2202).

Khách phản ứng ngay bằng cách nhấn mạnh “vả bây giờ” trong hai câu lẩy Kiều: Vả bây giờ mới thấy đâyMà lòng đã chắc những ngày một hai (2281-2282).

Từ “vả” đã thay thế từ “đến” trong câu 2281.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : chơi chữgiữ gìnNguyễn Dutrong sángTruyện Kiều

Các tin liên quan đến bài viết