Thời gian qua, nhiều cơ quan ngôn luận (báo giấy, báo điện tử, Đài Tiếng nói Việt Nam) đăng tải nhiều vụ việc khách hàng mất tiền oan vì mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential. Vì sao lại dẫn đến nông nỗi như vậy? Bởi Prudential là công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới cơ mà. Theo giới thiệu của các đại lý Prudential Việt Nam thì: Tập đoàn bảo hiểm Prudential, thành lập năm 1848 tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh, là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tài chính và quản lý tài sản tại Vương quốc Anh, Mỹ và Châu Á. Với hơn 168 năm, Prudential luôn nằm trong top 10 tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới. Tại châu Á hơn 90 năm kinh nghiệm, Prudential có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1999.

“Nỗi đau đớn và tuyệt vọng gửi con vào chùa rồi uống thuốc tự tử, chị Đỗ Thị Hương một trong những nạn nhân của vụ lừa đảo của đại lý Prudential Quảng Ninh sau khi tòa sơ thẩm ngày 17/10/2013 phán xét Prudential vô can trong vụ lừa đảo này”

Với lý lịch hoành tráng như trên, nhiều người dân Việt Nam quá tin tưởng đã gửi gắm gia sản của họ vào Prudential bởi họ bị mê hoặc biểu tượng của Prudential là Nữ thần Prudence có từ thời La Mã và Hy Lạp cổ đại. Người La Mã và Hy Lạp gọi Nữ thần PrudenceNữ thần Thận Trọng, biểu trưng cho 4 yếu tố: Thận trọng, công bằng, liêm chính, chuẩn mực.Với thông điệp “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

Nhờ sự long lanh của Nữ thần Thận Trọng và uy tín của Tập đoàn bảo hiểm Prudential có trụ sở tại Luân Đôn mà 17 năm qua Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã chiếm được thị phần đáng kể trên lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Nhưng cũng do cách quản lý yếu kém và sự thao túng…cho nên nhiều đại lý của Công ty này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về Luật Kinh doanh Bảo hiểm đẩy nhiều gia đình Việt Nam vào cảnh khốn cùng. Do vậy, uy tín của Công ty bảo hiểm này bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều gia đình là nạn nhân đã đau đớn thốt lên: “Nữ thần Thận Trọng” trở thành “Nữ thần bội tín”!

Chỉ riêng trong đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo hiểm 9 tháng đầu năm 2016 đối với 3 doanh nghiệp bảo hiểm là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Công ty TNHH Dai-ichi Việt Nam và Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam và hai Công ty môi giới bảo hiểm trong quý 3/2016, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm đã phát hiện các doanh nghiệp bảo hiểm này vi phạm hàng loạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động môi giới bảo hiểm… Cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp đã không chấp hành đúng quy định về việc tách quỹ chủ sở hữu, quỹ chủ hợp đồng; vi phạm việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; công tác chăm sóc, chi trả quyền lợi bảo hiểm; công tác quản lý đại lý; chi hoa hồng đại lý; công tác theo dõi, hạch toán công nợ; công tác hạch toán kế toán… Các doanh nghiệp đã không chấp hành đúng quy định của pháp luật và quy định của Bộ Tài chính điển hình vi phạm về công tác đào tạo, cấp chứng chỉ tuyển dụng đại lý và quản lý đại lý. Đặc biệt là vi phạm về việc chi hỗ trợ đại lý cao hơn quy định, sự việc xảy ra tìm mọi cách né tránh chi bồi thường đủ căn cứ hoặc bằng chứng xác thực….Điển hình là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Chúng tôi thống kê các vụ việc được đăng tải:

“Bỗng dưng mất trắng 16 triệu đồng khi mua bảo hiểm Prudential” phản ánh vụ việc gia đình ông Phan Văn Chí, (ngụ ấp Long Thạnh, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) mất tiền vì mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential. Theo ông Chí, vào ngày 31/12/2009 và ngày 2/2/2010, thông qua ông Võ Văn Thấn Ba – người bán bảo hiểm này tại địa phương, ông Chí có mua bảo hiểm nhân thọ của Công ty Prudential cho bản thân ông và cháu nội tên Phan Võ Thanh Thư. Theo đó, mỗi hợp đồng mua bảo hiểm này phải đóng 1.029.800 đồng/quý. Đến ngày 31/3/2011 và ngày 28/08/2013, do hoàn cảnh của gia đình ông gặp khó khăn (ông bị bệnh, con ông bị tai nạn giao thông) nên ông đề nghị xin được cắt hợp đồng, rút tiền ra vì không còn khả năng đóng nữa. Nhân viên đại lý bán bảo hiểm này khuyên gia đình ông nên đóng tiền tiếp để trên 12 tháng mới “rút” tiền ra được.

Ông Chí cố gắng làm theo, đóng đủ tiền 12 tháng nhưng cả người bán bảo hiểm và nhân viên của công ty Prudential (tại Thành phố Mỹ Tho) đều phớt lờ yêu cầu của ông Phan Văn Chí. Ông đã nhiều lần đến Văn phòng của công ty Prudential tại TP Mỹ Tho nhưng người có trách nhiệm lại cố tình né tránh.

Ông Trần Hữu Liêm, sinh năm 1956, thường trú tại ấp 3, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, là Chi hội phó Hội Nông dân xã Ngày 24-3-2005, ký hợp đồng số 71375698 mua Bảo hiểm nhân thọ của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam với mệnh giá sản phẩm chính 100.000.000 đồng. Sản phẩm bổ trợ chết và tàn tật do tai nạn 200.000.000 đồng. Tổng cộng số tiền ông Liêm phải đóng theo định kì hằng quý trong 18 năm là 300.000.000 đồng. Ông Liêm đóng quý đầu: 3.654.000 đồng. Ngày 13-6-2005, bà Vũ Thị Minh Nguyền là đại lí bảo hiểm Prudential tại địa phương đến nhà ông Liêm tuyên truyền, bà Phạm Thị Trên (vợ ông Liêm) cùng con gái kí tiếp hai hợp đồng, tổng giá trị 320.000.000 đồng. Bà Nguyền cam kết đại lí sẽ đến thu tiền tại nhà nếu đến hạn mà chưa có tiền đóng thì cho gia hạn 60 ngày sau (Theo Khoản 2, Điều 572 Bộ Luật Dân sự và Điều 4.2.2 quy định của Prudential). Nếu có gì trở ngại thì phía công ty hoặc đại lí gửi thư hoặc điện thoại nhắc nhở. Ngày 24-6-2005, đến hạn đóng tiền quý thứ hai, gia đình ông Liêm trông chờ mà không thấy bà Nguyền (đại lý) tới thu tiền. Ông Liêm mượn xe Honda của chị Nguyễn Thị Quý đến tận đại lí đóng tiền nhưng không gặp được bà Nguyền. Lí do, bà Nguyền đi học chính trị (có giấy chứng nhận số 140/GCN ngày 11-9-2005 của Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bến Tre). Ngày 27-8-2005, ông Liêm bị ngã đập đầu vào thành ghe chấn thương sọ não, qua đời (giấy xác nhận ngày 24-3-2006 nộp cho cơ quan chức năng) bà Vũ Thị Minh Nguyền (đại lí) cũng công nhận điều này. Bà Nguyền khẳng định: “Tôi bận đi học chính trị, vả lại công ty cũng không gửi giấy báo cho đại lí biết là hợp đồng đến hạn mà khách hàng cũng không nhận được giấy báo của công ty là hợp đồng mất hiệu lực ba ngày…cả gia đình ông Liêm đều thiết tha mua bảo hiểm, do tai nạn xẩy ra ngoài ý muốn, vậy chúng tôi đề nghị công ty cũng nên tạo uy tín cho đại lý và Công ty giải quyết cho ông Liêm”. Như vậy, lỗi là do phía Công ty và đại lý Prudential chứ không thuộc người mua bảo hiểm. Tuy đại lý xác nhận như vậy nhưng phía Công ty bảo hiểm Prudential vẫn trốn trách nhiệm dẫn đến hậu quả kéo dài nỗi đau cho một gia đình nông dân ở vùng sâu, vùng xa phải lặn lội hàng chục lần ra hầu ba phiên tòa.

Theo lời kể của chị Đ.N.T ở 154, phố Đào Duy Từ, phường Ba Đình, Tp. Thanh Hoá: Năm 2005, chị được đại lý Prudential tư vấn giới thiệu, mời tham gia bảo hiểm nhân thọ. Ai nghe cũng thấy lợi ích to lớn của nó mang lại, thấy hay hay và cũng là chỗ quen biết nên chị ký hợp đồng mua bảo hiểm Phú – tích luỹ định kỳ gia tăng (BH có bảo tức) với PR Thanh Hoá. Theo đó, hợp đồng có thời hạn 12 năm, mức đóng phí hàng năm 6.150.000 đồng, số tiền được nhận khi đáo hạn là 97.950.790 đồng. Chị T. đã đóng hoàn chỉnh được 3 năm theo mức trên, đến năm thứ 4, do được cộng tiền bảo tức theo định kỳ nên chỉ phải đóng thêm 1.150.000 đồng nữa. Như vậy, tính đến năm 2008, chị T. đã đóng phí hoàn chỉnh được 4 năm, với tổng số tiền 19.600.000 đồng.

 Sau thời điểm đó, do không còn khả năng theo đuổi hợp đồng, chị T. đã ngừng nộp phí từ năm 2009. Cũng trong năm 2009, chị đến PR để thanh lý HĐ. Tại trụ sở của Công ty này, chị được nhân viên PR cho biết, số tiền chị được nhận lại (do đã trừ đi số BH mà Công ty đã tự đóng cho khách hàng) chỉ có 8.907.366 đồng. Thấy quá thiệt thòi bởi số tiền được nhận lại so với số đã nộp chưa bằng một nửa, chị T không đồng ý nhận và được nhân viên tại đây tư vấn, nên để HĐ lại, vài năm sau hãy phá thì số tiền được nhận sẽ cao hơn. Tin tưởng sự tư vấn của nhân viên PR, chị T. ra về. Đợi mãi đến cuối tháng 7 năm 2012 , chị T mới trở lại PR Thanh Hoá để làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, cũng như lần trước, lần này mức tiền mà chị T được nhận lại theo tính toán của nhân viên PR cũng chỉ có 8.907.366 đồng. Trả lời thắc mắc của chị, nhân viên của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential lại đưa ra lý do cũ, rằng bởi chị không nộp phí khi đến hạn nên Công ty đã tự đóng, và vì phải trừ đi số phí này, cộng thêm “lãi suất” của số tiền mà Công ty tự đóng, nên số tiền mà chị T được nhận chỉ còn có gần 9 triệu đồng.

Theo đơn của ông Vũ Minh Đức (thương binh 4/4) và ông Phạm Ngọc Thuận (bệnh binh 2/4) trú tại Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định thì từ năm 2006, các ông tham gia bảo hiểm nhân thọ với thời hạn 10 năm và đóng phí theo năm. Cụ thể, ông Thuận đã đóng 6 năm với số tiền 5.029.500đ/năm và ông Đức cũng đóng  6 năm với số tiền 1.390.000đ/năm.

Việc thực hiện đóng phí thông qua đại lý ủy quyền của Prudential tại Hải Hậu là Phạm Thị Loan, mã số 60048960. Các lần đóng phí bảo hiểm đều có biên lai thu tiền và đóng dấu của Prudential. Mọi việc diễn ra bình thường, nhưng sau lần đóng ngày 6.12.2011, bất ngờ các ông nhận được văn bản từ Prudential do bà Nguyễn Thị Ái Xuân – GĐ giao dịch bảo hiểm – ký có nội dung: “Phiếu thu ngày 6.12.2011 nói trên của đại lý Phạm Thị Loan là không phù hợp… Do phiếu thu này không được dùng thu phí sau ngày 31.9.2011” và như vậy số tiền mà các ông nộp sẽ không được đóng vào phí đã nộp của Prudential.

Ông Phạm Ngọc Thuận cho biết, việc đóng tiền tham gia bảo hiểm với Prudential vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm của người tham gia. Do vậy, cứ đến thời điểm là ông nộp tiền cho bà Phạm Thị Loan và nhận lại biên lai thu số tiền đã nộp chứ ông không quan tâm nhiều đến từng chi tiết của hóa đơn thu tiền, vì từ ngày tham gia đến nay các ông vẫn chỉ giao dịch với bà Loan.

Việc quản lý các đại lý đầu mối và nhân viên là trách nhiệm của Prudential, chúng tôi chỉ là người tham gia và có trách nhiệm đóng đúng, đóng đủ, không thể đối xử theo kiểu phủi tay được, vì tiền mua bảo hiểm là sự tiết kiệm từ những đồng lương thương bệnh binh mà có” – ông Thuận bức xúc cho biết.

Ngoài các vụ việc trên, Công ty TNHH bảo hiểm Prudential Chi nhánh An Giang còn từng bị khách hàng kiện đòi tiền hợp đồng.

Ông Hồ Văn Đằng – cha của bà Hồ Thị Thanh Ngoan (1978) ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ số 70927726 với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 15/11/2003. Đến ngày 11/8/2006, ông Đằng bị bệnh chết, bà Hồ Thị Thanh Ngoan trở thành người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm hợp pháp của ông Đằng.

Bà Ngoan đã yêu cầu Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam có văn phòng đại diện tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trả cho bà tiền bảo hiểm theo hợp đồng 70927726 với số tiền 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, Prudential Việt Nam cho rằng, ông Đằng đã 3 lần vi phạm về thời gian nộp phí, khi khôi phục lại hợp đồng ông Đằng đã không thực hiện đúng việc khai báo đầy đủ tình trạng sức khỏe nên Prudential Việt Nam không đồng ý trả lại số tiền đã nộp từ ngày đó cho đến lần cuối cùng khi ông Đằng chết.

Ông Vũ Quang Uông (giáo viên nghỉ hưu) tại phố Giẽ, xã Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương, do tránh ô tô đi cùng chiều, đường mưa trơn, ông bị ngã, chân trái bị gãy. Ông được người đi đường mang tới cấp cứu tại Bệnh viện Cẩm Giàng. Sau đó, gia đình đưa ông Uông tới điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau ở Hải Dương và Hà Nội. Ngày 6/5/2002, tại Viện quân y 107, ông bị cắt cụt 1/3 cẳng chân trái do nhiễm trùng hoại tử phần mềm.

Trước đó, ông Uông đã mua 4 hợp đồng bảo hiểm của Prudential. Sau khi bị tai nạn, ông yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền theo thỏa thuận đã ký. Prudential không chấp nhận vì cho đây là “màn kịch” của ông Uông từ việc mua bảo hiểm tới việc cưa chân… Không thỏa thuận được với nhau, ông Uông khởi kiện ra TAND tỉnh Hải Dương. Sau đó, Prudential đã thua kiện và đã bồi thường cho ông Uông theo đúng quy định.

Trường hợp của Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, người có quê gốc ở Hạ Long, Quảng Ninh năm nào cũng từng là khách hàng của Prudential. Khi người nghệ sĩ này mất không được Prudential bồi thường thiệt hại như các bản cam kết đã hứa. Lúc đó dư luận báo chí và công chúng phẩn nộ về cách kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thiếu đứng đắn của Prudential.

Trong chuỗi sai phạm về chối bỏ trách nhiệm của Prudential đối với khách hàng, vụ việc tai tiếng nhất là đại lý Prudential Quảng Ninh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng xảy ra vào năm 2010- 2011 đã gây chấn động vùng đất mỏ trong suốt một thời gian dài, đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh đổ vỡ, khốn cùng… đến nay vẫn chưa hề được khắc phục.

Cụ thể: Từ tháng 8/2009 đến 11/7/2011, đại lý chính thức của Công ty bảo hiểm Prudential chi nhánh tại Quảng Ninh là Bùi Thị Thu Hằng đã vi phạm hợp đồng đại lý, mang tư cách pháp nhân và thương hiệu của Công ty này cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên đến 228.885.600.000 đồng của 59 khách hàng. Bùi Thị Thu Hằng tiếp thị cho người dân mua lại các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của người mua trước hủy ngang để duy trì tiếp những hợp đồng này. Khi hết hạn hợp đồng đáo hạn sẽ được hưởng toàn bộ giá trị hợp đồng. Khách hàng còn được tư vấn: Nếu bỏ ra 100.000.000 đồng mua gói bảo hiểm “Phú an khang hưu trí” thì mỗi tháng được nhận lương chuyển vào tài khoản cá nhân từ 4 đến 5,5 triệu đồng. Hết thời hạn 20 – 30 năm sau sẽ được thanh toán tiền gốc. Nhiều người nhẹ dạ cả tin đã dính chiêu lừa này và Hằng đã chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của những người quá tin vào thương hiệu của Prudential. Với nhiều chiêu lừa khác nhau từ 4/2010 đến 11/7/2011 Hằng đã chiếm doạt của 57 khách hàng trên địa bàn Quảng Ninh số tiền 228.885.600.000 đồng. Mặc dù sau đó Bùi Thị Thu Hằng cùng đồng bọn đã bị bắt, truy tố trước pháp luật và phải ngồi tù. Song, Prudential vẫn chưa bồi thường cho người bị hại. Hiện tại, những nạn nhân mua bảo hiểm của Prudential vẫn sống dở chết dở, chờ đợi hơn năm năm qua. Trước khi bị đưa ra vành móng ngựa, tháng 3/2011, Prudential Việt Nam đã vinh danh đại lý Bùi Thị Thu Hằng trong Bảng vàng của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential và là một trong 3 “ngôi sao” dẫn đầu toàn quốc về doanh thu API. Đại lý bảo hiểm nhân thọ Prudential lừa đảo khách hàng từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2011 mới phát hiện.

Dư luận đang đặt câu hỏi:

Văn Phòng đại diện của Prudential tại Hạ Long Quảng Ninh cách văn phòng đại lý của Bùi Thị Thu Hằng khoảng 700m, tại sao đại lý Hằng lừa đảo khách hàng một thời gian dài mà văn Phòng đại diện của Prudential lại không biết ?

 Vụ án xảy ra từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2011 mới phát hiện, ngày 17/10/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh mới đưa ra xét xử sơ thẩm. Ngày 27/6/2014 Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm nhưng vẫn bỏ lọt trách nhiệm của Công ty bảo hiểm Prudential ? ? ?.

Trong hồ sơ vụ án đã thể hiện rất rõ đại lý Hằng dùng cả hồ sơ thật của Công ty bảo hiểm Prudential để lừa đảo khách hàng. Hằng đã vi phạm “hợp đồng đại lý bảo hiểm”, thiệt hại và tổn thất của khách hàng là do đại lý của Công ty bảo hiểm Prudential gây ra.

Vụ án đại lý bảo hiểm lừa đảo, khi đưa vụ án ra xét xử. Cả hai cấp Tòa xét xử, chỉ xoáy vào nội dung “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với việc dẫn chiếu Điều 42 Bộ Luật Hình sự là quy định chung và Điều 604 Bộ Luật Dân sự. Sai sót lớn là cả hai cấp xét xử đã không tham chiếu (Luật chuyên ngành) Luật Kinh doanh bảo hiểm ở Điều 84, Điều 88, Điều 15 và Điều 93 Bộ Luật Dân sự; Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ tại (khoản 2, điểm e, Điều 29) và khoản 6.2 Điều 6 của Hợp đồng đại lý, dẫn đến hệ lụy là cả hai Bản án sơ thẩm và phúc thẩm thiếu thuyết phục.

 Những người bị hại không đồng tình với kết quả hai cấp Tòa xét xử nên đã  tiến hành khiếu nại, gửi Chánh án TANDTC; Viện Trưởng VKSNDTC và các cơ quan chức năng,  cơ quan Báo chí.

 Rất may, công lý vẫn không bị bẻ cong, nhận được đơn khiếu nại của những người bị hại Tòa án nhân dân tối cao đã thụ lý, Chánh án TANDTC đã ban hành Kháng nghị số 41/2015/KN-HS ngày 17/9/2015 đối với Bản án hình sự Phúc thẩm số 347/2014/HS-PT ngày 27/6/2014 của Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội và Bản án hình sự Sơ thẩm số 151/2013/HS-ST ngày 17/10/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh: “Đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hủy Bản án hình sự Phúc thẩm và Bản án hình sự Sơ thẩm nêu trên về phần trách nhiệm dân sự, án phí dân sự để điều tra giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật”.

Sau khi có Kháng nghị của Chánh án TANDTC các cơ quan Báo chí đã thể hiện sự  đồng tình, ủng hộ Kháng nghị, đồng thời đề nghị cơ quan pháp luật sớm giải quyết vụ án:

Đài Tiếng nói Việt Nam phát ngày 03/06/2016 với nội dung: “Bỏ lọt tội phạm qua hai phiên xét xử”.

Báo Nhân dân ngày 13/06/2016 với nội dung: “Về trách nhiệm dân sự của Công ty TNHH nhân thọ Prudential ViệtNam”.

Báo Nhân dân ngày 12/10/2016 bài: “Ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm”.

Báo Tiếng nói Việt Nam ngày 03/06/2016 bài: “Bỏ lọt tội phạm qua hai phiên xét xử”.

Báo Bảo vệ Pháp luật ngày 07/06/2016 bài: “Kháng nghị hai Bản án, xem xét trách nhiệm của Công ty Bảo hiểm Prudential”.

Báo Kinh doanh & Pháp luật ngày 03/06/2016 bài: “Vụ án siêu lừa của đại lý Prudential tại Quảng Ninh, người bị hại đã chờ đợi 5 năm mòn mỏi”.

Báo Thương hiệu và Công luận ngày 03/06/2016 bài: “ Nữ quái đất mỏ và cú “lừa” 230 tỷ trách nhiệm của Prudential đến đâu ?.

Báo Giáo dục & Thời đại ngày 03/06/2016 bài: Đại lý Prudential tại Quảng Ninh lừa đảo 59 người trong đó có 11giáo viên là nạn nhân.

Báo Thanh tra Chính phủ ngày 12/08/2016 bài: “Qua hai cấp xét xử vẫn lọt tội Prudential”.

Báo Thanh tra Chính phủ ngày 11/11/2016 bài: “Prudential phải bồi thường cho người bị hại”. 

  1. Báo điện tử:

Báo Nhân dân đăng hai bài: Ngày 13/06/2016 với nội dung: “Về trách nhiệm dân sự của Công ty TNHH nhân thọ Prudential Việt Nam”.

Báo Nhân dân ngày 12/10/2016 bài: “Ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm”.

Báo Thanh tra Chính phủ ngày 08/08/2016 bài: “Qua hai cấp xét xử vẫn lọt tội Prudential”.

Báo Thanh tra Chính phủ ngày 11/08/2016 bài: “Prudential phải bồi thường cho người bị hại”. 

Báo Đời sống & Pháp luật ngày 02/06/2016 bài: “Đại lý lừa đảo hơn 200 tỷ đồng Prudential có phải chịu trách nhiệm”.

Báo Gia đình và Xã hội ngày 03/06/2016 bài: “ Kháng nghị hủy án phúc thẩm vụ siêu lừa bảo hiểm Prudential của nữ quái xinh đẹp”.

Báo Gia đình Việt Nam ngày 03/06/2016 bài: “Lừa đảo 200 tỷ đồng vì sao Prudential không phải chịu trách nhiệm.

Báo Kinh doanh & Pháp Luật ngày 03/06/2016 bài: “Vụ án siêu lừa của đại lý Prudential tại Quảng Ninh, người bị hại đã chờ đợi 5 năm mòn mỏi”.

Báo Gia đình & Pháp Luật ngày 09/06/2016 bài: “Prudential có trách nhiệm gì khi đại lý của mình lừa đảo”.

Báo Lao động Thủ đô ngày 09/06/2016 bài: “Vụ siêu lừa của một đại lý Prudential Quảng Ninh xảy ra vào những năm 2009 – 2011 kéo theo nhiều hệ lụy mà đến nay vẫn chưa hề được khắc phục”.

Báo Gia đình và Xã hội ngày 04/06/2016 bài: Kháng nghị của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) chỉ ra “các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện Công ty bảo hiểm Prudential có nhiều sai phạm trong quá trình quản lý, giám sát đại lý”

Báo Kinh tế & Đô thị ngày 09/06/2016 bài: “Prudential có vô can khi đại lý lừa hơn 200 trăm tỷ”.

Báo Người tiêu dùng ngày 03/06/2016 bài: “Đại lý bảo hiểm lừa đảo hàng trăm tỷ Công ty Prudential vô can”.

Báo thời đại Việt Nam TIMES….. ngày 07/06/2016 bài: “Đại lý bảo hiểm lừa hàng trăm tỷ Công ty Prudential vô can.

Báo Tác phẩm mới ngày 15/08/2016 bài: “Những mảnh đời tan nát sau cuộc lừa của đại lý Prudential”.

Kháng nghị của Chánh án TANDTC đã kết luận chính xác và rất công tâm. Nhưng đến nay đã hơn 14 tháng, Hội đồng Thẩm phán TANDTC vẫn chưa có động thái nào để làm rõ trách nhiệm của Prudential đối với những thiệt hại của khách hàng.Không chỉ những nạn nhân mà đông đảo người dân ở Quảng Ninh vẫn đang khắc khoải chờ đợi phiên “phán xét cuối cùng” để nhận  quyền lợi chính đáng, làm vợi đi những nỗi đau mà nhiều người, nhiều gia đình phải gồng mình gánh chịu suốt năm năm qua.

Theo: luatphapliemchinh.blogspot.com

Từ khóa : bảo hiểm nhân thọlừa đảo

Các tin liên quan đến bài viết