Hành khách sẽ phải trả thêm phí dịch vụ an ninh và dịch vụ phục vụ tại sân bay, còn các hãng hàng không sẽ mất thêm tiền khi giá cất cánh, hạ cánh máy bay sẽ tăng.  
Từ 1-10 hàng không tăng giá nhiều dịch vụ
Từ 1-10 tới hành khách đi máy bay phải trả thêm tiền dịch vụ an ninh hàng không và phục vụ hành khách bất kể giá vé máy bay tăng hay giảm 

Dịch vụ an ninh và dịch vụ phục vụ hành khách tại sân bay, theo khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không vừa được Bộ Giao thông vận tải ban hành, sẽ tăng theo lộ trình kể từ 1-10-2017. Hành khách phải trả thêm tiền an ninh, phục vụ Cụ thể, giá dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không để chi trả cho các dịch vụ soi chiếu hành khách, hành lý, đảm bảo an ninh trật tự sân bay… đối với hành khách đi chuyến bay quốc tế đang là 1,5 USD/khách sẽ tăng lên 2 USD/khách. Mức giá này với hành khách đi chuyến bay trong nước sẽ tăng từ 9.090 đồng/khách tăng lên 11.818 đồng.

 Mức giá trên sẽ duy trì từ 1-10 đến hết năm 2017.
Từ đầu năm cho đến hết tháng 3-2018, mức giá dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không với khách đi máy bay trong nước sẽ tăng lên 13.636 đồng/khách. Còn từ 1-4-2018, mức giá này sẽ được tăng lên đến 18.181 đồng với mỗi hành khách.Về giá phục vụ hành khách đi chuyến bay nội địa hiện nay là 70.000 đồng/khách với cảng hàng không nhóm A, 60.000 đồng/khách với cảng hàng không nhóm B, Bộ Giao thông – Vận tải cũng cho phép tăng theo 4 giai đoạn.  Theo đó, từ 1-10 đến hết năm 2017, mức thu áp dụng tại cảng hàng không nhóm A là 75.000 đồng/khách, cảng hàng không nhóm B là 70.000 đồng/khách, cảng hàng không nhóm C là 60.000 đồng/khách. Từ tháng 1 đến hết tháng 3-2018 mức giá phục vụ hành khách sẽ tăng tương ứng cho các cảng hàng không nhóm A, B, C là 80.000, 75.000 và 60.000 đồng/khách. Từ tháng 4 đến hết tháng 6-2018 mức giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không nhóm A, B, C tăng tương ứng là 85.000, 75.000 và 60.000 đồng/khách.Từ ngày 1-7-2018 mức giá phục vụ hành khách tại các cảng hàng không nhóm A, B, C sẽ tăng tương ứng 100.000, 80.000 và 60.000 đồng/khách.Với trẻ em từ 2 đến dưới 12 tuổi, sẽ được giảm một nửa giá dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không và giá phục vụ hành khách. Với hành khách đi các chuyến bay quốc tế, giá phục vụ hành khách phần lớn giữ nguyên, chỉ tăng ở một số cảng hàng không mới được nâng cấp như Đà Nẵng, từ 16 lên 20 USD/khách, Cát Bi, Vinh từ 8 lên 14 USD/ khách. Theo quy định hiện hành, giá dịch vụ đảm bảo an ninh hành khách, hành lý và giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không sẽ được các hãng hàng không thu hộ khi khách mua vé, sau đó thanh toán cho cảng hàng không, đơn vị cung ứng dịch vụ an ninh. Vì vậy, đây là khoản chi cố định mà hành khách phải trả không phụ thuộc vào biến động của giá vé máy bay.
Tăng giá hạ, cất cánh máy bay với hãng hàng không
Với giá dịch vụ hạ, cất cánh – thu trực tiếp từ các hãng hàng không – các chuyến bay nội địa, Bộ Giao thông – Vận tải cũng thuận theo đề xuất của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) và Cục Hàng không, chấp thuận tăng 5% khung giá giờ bình thường so với giá hiện hành kể từ 10 -2017 đến hết tháng 6-2018. Từ 7-2018, mức giá hạ, cất cánh sẽ được tăng thêm 10%. Với khung giá giờ bình thường tăng như trên, từ 10-2017 máy bay loại nhỏ như ATR 72 sẽ có giá  698.000 đồng/lần hạ, cất cánh, còn máy bay loại lớn như A350, B787, B777 có giá hạ, cất cánh 5,868 triệu đồng/lần. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông – Vận tải cũng áp dụng chính sách thu giá hạ, cất cánh khung giờ thấp điểm bằng 85% mức giá khung giờ bình thường. Còn giờ cao điểm sẽ áp mức thu bằng 115% giờ bình thường. Các cảng hàng không nhóm C sẽ áp mức giá bằng 60% giá khung giờ bình thường so với cảng hàng không nhóm A và B. Theo lãnh đạo Cục Hàng không, việc áp chính sách giá cất, hạ cánh giờ cao điểm đắt hơn giờ thấp điểm nhằm tác động các hãng hàng không nội địa điều chỉnh giờ bay, đảm bảo phù hợp với năng lực khai thác của các cảng hàng không bị quá tải vào giờ cao điểm. Còn về lý do kinh tế, ACV cho rằng giá dịch vụ hạ, cất cánh đối với các chuyến bay nội địa đã được duy trì từ tháng 12-2011 đến nay không thay đổi. So với bình quân khu vực ASEAN, giá dịch vụ hạ, cất cánh với các chuyến bay nội địa của Việt Nam là khá thấp, chỉ bằng từ 47% đến 68% tùy loại máy bay. Để đảm bảo doanh thu về dịch vụ hạ, cất cánh đối với các chuyến bay nội địa đủ bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ tương ứng (hòa vốn) thì cần tăng mức giá dịch vụ hạ, cất cánh đối với các chuyến bay nội địa.

Trước đây, khi trình Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất tăng giá phục vụ hành khách, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam lý giải doanh nghiệp này đầu tư cho nhà ga quốc nội chiếm 80% thậm chí 90% so với mức đầu tư cho nhà ga hành khách quốc tế. Tuy nhiên, giá phục vụ hành khách quốc nội quá thấp, đạt 14,81% so với quốc tế chưa kể nhiều yếu tố khách quan thường xuyên tác động đến giá thành của dịch vụ phục vụ hành khách quốc nội…Thực tế năm 2015 tất cả 21 sân bay của ACV đang khai thác đã phục vụ hơn 22 triệu hành khách quốc nội nhưng doanh thu từ giá phục vụ hành khách chỉ đạt 1.299 tỉ đồng. Trong khi đó, 21 sân bay phục vụ hơn 9,6 triệu hành khách quốc tế doanh thu từ giá phục vụ hành khách đạt 3.914 tỉ đồng. Còn lý do tăng giá  dịch vụ an ninh hàng không, ACV cho biết, mức thu hiện nay của Việt Nam thấp hơn so với khu vực ASEAN. Cụ thể, Singapore đang áp mức 6 USD/khách, Myanmar 6,5 USD/khách, Campuchia 3 USD/khách và Trung Quốc là 2 USD/khách, cả quốc nội và quốc tế.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : %ACVan ninh hàng khôngASEANCục hàng khônghàng khônghành kháchmáy baynội địaphí dịch vụsân bayUSD/khách

Các tin liên quan đến bài viết