Từ năm 2020 đến nay, mỗi năm luôn có hàng trăm ngàn thí sinh không đăng ký xét tuyển vào đại học để lựa chọn những hướng đi khác. Tỉ lệ này so với tổng thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT hằng năm ra sao?

Mỗi năm có khoảng 1/3 thí sinh không xét tuyển đại học - Ảnh 1.

Số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống và số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT luôn có sự chênh lệch

Năm 2020 có 642.270 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, trong khi tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT là khoảng 900.152.

Hay năm 2022 có 1.001.011 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, cũng chỉ có 616.044 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống chung.

Chỉ có năm 2021, tổng số thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đạt đến con số gần 800.000, tuy nhiên vẫn “hụt” hơn 200.000 so với tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT.

Trong giai đoạn 2020 – 2023, con số thí sinh thi tốt nghiệp THPT nhưng không đăng ký xét tuyển đại học thường nằm trong khoảng 1/4 – 1/3 tổng số thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp cùng năm.

Theo các chuyên gia giáo dục, những thí sinh này chọn lối đi như du học, học trường quốc tế, học cao đẳng, trung cấp, hoặc trực tiếp tham gia thị trường lao động.

Mỗi năm có khoảng 1/3 thí sinh không xét tuyển đại học - Ảnh 3.

Tổng số lượng nguyện vọng xét tuyển đại học thí sinh cả nước đăng ký mỗi năm 

Trong ba mùa xét tuyển 2021, 2022, 2023, tổng số nguyện vọng xét tuyển đại học mà thí sinh trên cả nước đăng ký mỗi năm luôn trên 3 triệu nguyện vọng.

Chỉ có năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được đổi tên – năm 2020 – số lượng nguyện vọng xét tuyển mà tất cả thí sinh đăng ký mới dưới 3 triệu. Cụ thể, năm đó đã có 2,49 triệu nguyện vọng được ghi nhận.

Năm 2021 hiện giữ kỷ lục số lượng nguyện vọng xét tuyển cao nhất với 3,92 triệu nguyện vọng. Trong giai đoạn từ 2020 – 2023, số lượng nguyện vọng trung bình mỗi thí sinh đăng ký là khoảng 4,8 nguyện vọng.

Tỷ lệ thí sinh không xét tuyển đại học những năm gần đây ra sao? - Ảnh 4.

Các mốc thời gian quan trọng thí sinh cần lưu ý

Từ 0h ngày 31-7 đến 17h ngày 6-8, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ ngày 12-8 đến 17h ngày 20-8, các cơ sở đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát dữ liệu trên hệ thống, sau đó tải dữ liệu, thông tin xét tuyển để tổ chức xét tuyển nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký.

Việc lọc ảo, xử lý nguyện vọng của thí sinh sẽ được thực hiện 6 lần trên hệ thống và kết thúc vào chiều 20-8.

Trước 17h ngày 22-8, các trường đại học sẽ thông báo điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1. Thí sinh cần lưu ý để nhận kết quả trúng tuyển và nhập học trên hệ thống theo đúng thời gian quy định.

Trước 17h ngày 6-9, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống xét tuyển chung của bộ.

Từ 7-9 đến tháng 12-2023, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của các cơ sở đào tạo, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

Các cơ sở đào tạo phải báo cáo chính xác, đầy đủ kết quả tuyển sinh năm 2023 trên hệ thống trước 31-12.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : tuyển sinh đại họcxét tuyển

Các tin liên quan đến bài viết