Hạ cánh xuống Mặt trăng, vắc xin mRNA chống cả COVID-19 và cúm… là những sự kiện khoa học được mong chờ trong năm 2023.

Những sự kiện khoa học đáng theo dõi trong năm 2023 - Ảnh 1.

Một kỹ thuật viên lắp đặt các cáp quang tuyến tại Đài quan sát Vera Rubin 

Vắc xin thế hệ mới

Sau khi triển khai thành công vắc xin mRNA trong đại dịch COVID-19, hiện nay hai hãng dược phẩm BioNTech và Pfizer đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 đối với vắc xin mRNA chống cả COVID-19 và cúm.

Những sự kiện khoa học đáng theo dõi trong năm 2023 - Ảnh 2.

Pfizer và BioNTech đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 đối với vắc xin mRNA chống cả COVID-19 và cúm 

BioNTech dự kiến ​​sẽ bắt đầu các thử nghiệm đầu tiên trên người đối với vắc xin mRNA chống lại bệnh sốt rét, bệnh lao và mụn rộp sinh dục trong những tuần tới.

BioNTech còn hợp tác với Pfizer để thử nghiệm vắc xin mRNA nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh zona.

Moderna cũng có các ứng cử viên vắc xin mRNA cho vi rút gây ra mụn rộp sinh dục và bệnh zona.

Ngắm sao trời

Những sự kiện khoa học đáng theo dõi trong năm 2023 - Ảnh 3.

Kính viễn vọng không gian Euclid có thể quan sát 75% ngôi sao trên bầu trời 

Kính viễn vọng không gian Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) – dự định quay quanh Mặt trời trong 6 năm và chụp ảnh để tạo bản đồ 3D của Vũ trụ – sẽ phóng vào năm 2023.

Đài quan sát Vera C. Rubin ở Chile sẽ bắt đầu chụp ảnh vào tháng 7-2023. Nó có thể quét toàn bộ bầu trời phía nam chỉ trong ba đêm.

Và kính viễn vọng điều khiển được lớn nhất thế giới – kính thiên văn vô tuyến Tân Cương Qitai (QTT) ở Trung Quốc sẽ được bật lên. Nó quan sát được 75% các ngôi sao trên trời tại bất kỳ thời điểm nào.

Công bố danh sách theo dõi mầm bệnh

Tổ chức Y tế thế giới dự kiến ​​sẽ công bố một danh sách sửa đổi các mầm bệnh ưu tiên.

Khoảng 300 nhà khoa học sẽ xem xét bằng chứng về hơn 25 họ vi rút và vi khuẩn để xác định mầm bệnh có khả năng gây ra các đợt bùng phát trong tương lai.

Sứ mệnh Mặt trăng

Những sự kiện khoa học đáng theo dõi trong năm 2023 - Ảnh 4.

Năm 2023 sẽ có nhiều sứ mệnh Mặt trăng 

Ba sứ mệnh được phóng lên Mặt trăng năm 2023, bao gồm: xe tự hành Rashid của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất; đèn pin Mặt trăng của NASA và sứ mệnh HAKUTO-R 1 của Nhật Bản, sẽ hạ cánh xuống Mặt trăng vào tháng 4-2023.

Nhiệm vụ khám phá Mặt trăng của Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ, Chandrayaan-3, sẽ hạ cánh gần cực Nam vào giữa năm 2023.

Năm tới cũng sẽ chứng kiến ​​chuyến du hành dân sự đầu tiên tới Mặt trăng, với 11 người bắt đầu chuyến bay tư nhân vào không gian, kéo dài 6 ngày trên tàu Starship của SpaceX.

Vào tháng 4, ESA sẽ khởi động sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng băng giá (JUICE) của sao Mộc.

Liệu pháp CRISPR

Những sự kiện khoa học đáng theo dõi trong năm 2023 - Ảnh 5.

Máy gia tốc European Spallation Source sẽ đón các nhà nghiên cứu 

Năm 2023 có thể chứng kiến sự chấp thuận đầu tiên của liệu pháp chỉnh sửa gene CRISPR.

Các thử nghiệm lâm sàng sử dụng hệ thống CRISPR-Cas9 để điều trị bệnh β-thalassemia và bệnh hồng cầu hình liềm, hai chứng rối loạn máu di truyền đã cho những kết quả đầy hứa hẹn.

Lưu trữ nhiên liệu đã sử dụng

Những sự kiện khoa học đáng theo dõi trong năm 2023 - Ảnh 6.

Cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới ở đảo Olkiluoto, ngoài khơi phía tây nam Phần Lan 

Cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2023 tại Olkiluoto, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Phần Lan.

6.500 tấn uranium phóng xạ sẽ được đóng gói trong các hộp đồng, được phủ bằng đất sét và chôn bên trong các đường hầm bằng đá granit sâu 400m dưới lòng đất.

Vật liệu hạt nhân sẽ vẫn được giữ kín ở đó trong vài trăm nghìn năm – khi đó mức độ phóng xạ sẽ vô hại.

Quỹ Tổn thất và thiệt hại

Những sự kiện khoa học đáng theo dõi trong năm 2023 - Ảnh 7.

Thỏa thuận về Quỹ Tổn thất và thiệt hại trong Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (COP27) đánh dấu bước quan trọng đối với công lý khí hậu.

Theo thỏa thuận, các quốc gia giàu có sẽ bồi thường tài chính cho các quốc gia nghèo hơn.

Một “ủy ban chuyển tiếp” dự kiến ​​sẽ họp trước cuối tháng 3 để đưa ra các khuyến nghị về cách sắp xếp các quỹ này.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : khoa họcsự kiệnSự kiện khoa học

Các tin liên quan đến bài viết