Dù Việt Nam cũng có nhiều hỗ trợ nhưng không ít doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ của Việt Nam cảm thấy “chạnh lòng” khi chính sách hỗ trợ còn cách xa so với kỳ vọng.

Chính sách hỗ trợ còn xa kỳ vọng: Doanh nghiệp Việt chạnh lòng - Ảnh 1.

Sản xuất thiết bị cho ô tô tại một doanh nghiệp miền Trung 

Ông Nguyễn Hoàng Dũng – giám đốc điều hành của Công ty TNHH Kỹ thuật và thiết bị công nghiệp MTA – luôn trăn trở tìm đường cho xuất khẩu. Tuy vậy, dòng sản phẩm phục vụ cho ngành dầu khí mà Công ty MTA cung cấp rất đặc thù, đòi hỏi hàm lượng chất xám trong đầu tư nghiên cứu và có tính cạnh tranh cao.

Nhà nước rất lắng nghe doanh nghiệp, các chính sách đưa ra đều rất đúng, rất trúng nhưng lại chưa tới, khi nguồn lực hỗ trợ hạn hẹp.

Ông Lê Quý Khả

Đặc biệt là việc cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc là rất khó khăn khi ông Dũng kể, mới đây, ông bị rớt một đơn hàng xuất khẩu sản phẩm màng lọc lưới thép. Dù chấp nhận làm hòa vốn, MTA cũng không thể đấu nổi với giá mà công ty Trung Quốc đề xuất.

Ông Dũng cho hay cảm thấy “chạnh lòng” khi đi tìm hiểu ở một số nước, doanh nghiệp nhỏ nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước, từ vốn đến đào tạo…

Trong khi đó, ở Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa như ông hiện cơ bản phải tự xoay xở nguồn vốn đầu tư đến vốn lưu động từ các nguồn đi vay ngân hàng, huy động từ trong nhà hoặc bên ngoài với chi phí cao.

Ông Lê Quý Khả – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện Tomeco – cũng cho hay đã tiếp nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước từ nhiều bộ, ban ngành và địa phương.

Dù Nhà nước rất lắng nghe doanh nghiệp, các chính sách đưa ra đều rất đúng, rất trúng nhưng lại chưa tới, khi nguồn lực hỗ trợ hạn hẹp. Dẫn tới doanh nghiệp dù tiếp nhận được nhiều chính sách hỗ trợ, khi triển khai được nửa đường thì… đứt gánh khi hết ngân sách hỗ trợ hoặc hết chương trình, nên hiệu quả không cao.

“Các nguồn lực hỗ trợ hiện nay đang bị phân tán kiểu như cào bằng, anh nào cũng phải được hưởng một chút để đảm bảo tính công bằng.

Có những chính sách cũng không có tính dài hơi, liền mạch, như hỗ trợ khoa học – công nghệ, chuyển đổi số thì Bộ Công Thương, Bộ Khoa học – Công nghệ, rồi Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi bộ hỗ trợ một chút. Bộ nào cũng vào khảo sát đánh giá, rồi đưa ra vài lời tư vấn, làm xong thì hết tiền. Chưa kể nhiều chương trình hỗ trợ mà doanh nghiệp tiếp cận phải mất nhiều thời gian, thủ tục và thậm chí cả chi phí”, ông Khả cho hay.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : Chính sách hỗ trợ doanh nghiệpCông nghiệp tự chủdoanh nghiệp Việt

Các tin liên quan đến bài viết