![]() |
Một lò giết mổ lừa lấy da để sản xuất e’jiao do Trung Quốc đầu tư ở châu Phi |
E’jiao (tạm hiểu là cao lừa), được quảng bá là một loại thần dược 2.500 năm tuổi của Trung Quốc. Chất gelatin có trong e’jiao được chiết xuất bằng cách nấu chảy da lừa. Câu chuyện Từ Hi Thái hậu của Nhà Thanh dùng e’jiao để an thai rồi hạ sinh một đứa bé sau đó trở thành hoàng đế chỉ là một trong nhiều điều được truyền miệng về công dụng “thần kỳ” của nó. Tại Trung Quốc, quy mô sản xuất e’jiao ngày càng mở rộng, có hẳn một hiệp hội e’jiao và sàn giao dịch lừa cho ngành công nghiệp bị xem là tàn bạo này.
![]() |
Tại Trung Quốc, e’jiao được xem là một vị thuốc quý, có thể chữa được bá bệnh. Những hộp e’jiao đắt tiền, đẹp mắt được dùng làm quà biếu không phải là chuyện hiếm |
Nhưng cái giá cao ngất ngưởng không làm nhu cầu ổn định, mà ngược lại ngày càng tăng khiến số lượng lừa bị giết ở Trung Quốc nhanh đến nỗi không kịp tái tạo. Tại nhiều vùng của Trung Quốc, hình ảnh con lừa vốn rất phổ biến, ngày càng trở nên hiếm hoi. Cách đây 30 năm, Trung Quốc có đàn lừa lên tới 11 triệu con, đông nhất thế giới. Con số hiện nay chỉ còn từ 3 đến 5 triệu con do mật độ giết lừa để phục vụ cho e’jiao quá dày đặc. Một con lừa trưởng thành sau khi bị giết và lấy da để nấu chỉ cho ra được khoảng 0,9 kg e’jiao. Quá trình này diễn ra chưa tới một ngày nhưng để một con lừa mang thai, phải mất ít nhất 14 tháng và vài năm nữa để con nó lớn. Nhưng tại nhiều vùng của Trung Quốc, lừa là sức kéo chính nên nhiều người không cho chúng mang thai vì sợ mất tay thồ hàng. Nhiều gia đình, trước cái giá quá hời, đã chấp nhận mất sức kéo và bán lừa cho thương lái để rồi sau đó phải hối hận vì không tìm được lừa con thay thế.
Sao người Trung Quốc cứ thích xem tất cả những thứ của thế giới như thể của họ rồi mặc nhiên hủy hoại và tàn phá vậy?” |
Bà Marjorie Farabee, một nhà bảo vệ động vật người Mỹ bức xúc |
Không mua được thì trộm
![]() |
Lừa là sức kéo chính tại nhiều vùng núi của Trung Quốc nhưng đang dần cạn kiệt vì ngành công nghiệp e’jiao |
Nhưng lợi nhuận khổng lồ từ ngành công nghiệp e’jiao và mức sống ngày càng cao của người dân Trung Quốc đã khiến những kẻ săn trộm ngày càng liều lĩnh. Khó khăn trong việc tìm nguồn cung nước ngoài có thể đẩy các thương lái Trung Quốc về nước. Đối với phần lớn 300 triệu nông dân Trung Quốc, lừa được xem như một thành viên trong gia đình và là sức kéo chính, đặc biệt tại những vùng đồi núi, nông thôn. Nhưng cơn sốt e’jiao đã len lỏi đến tận những vùng hẻo lánh khiến số vụ mất trộm lừa cứ ngày một tăng, báo USA Today viết.