Cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11, bầu lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện và 34 ghế Thượng viện, cùng nhiều cuộc bầu cử thống đốc, bầu cấp bang và địa phương.
Trong bối cảnh đó, người Mỹ đang vật lộn với lạm phát. Các cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos và các công ty khác tiếp tục cho thấy mối quan tâm hàng đầu của cử tri là nền kinh tế nước Mỹ, vượt xa các vấn đề khác như tội phạm, nhập cư, phá thai và môi trường.
Khả năng đảng Cộng hoà giành chiến thắng
Trước việc nền kinh tế Mỹ đang có nhiều vấn đề, nhiều chuyên gia chính trị cho rằng đảng Cộng hòa có khả năng giành lại Hạ viện và có cơ hội tại Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Và nếu vậy, quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ cùng chương trình chính sách còn lại của Tổng thống Joe Biden đang bị đe dọa.
Đảng Cộng hòa có cơ hội lớn để giành quyền kiểm soát Hạ viện, trong khi đảng Dân chủ có nhiều hy vọng hơn trong việc giữ thế đa số tại Thượng viện. Một Hạ viện do đảng Cộng hòa nắm quyền sẽ đủ để ngăn chặn hầu hết các đạo luật mà Tổng thống Biden và các đảng viên Dân chủ của ông muốn ban hành, cũng như có khả năng thúc đẩy một làn sóng các cuộc điều tra của Quốc hội đối với chính quyền.
Trong lịch sử chính trị nước Mỹ gần đây, đảng cầm quyền thường mất các ghế tại Hạ viện trong nhiệm kỳ 4 năm đầu tiên của một tổng thống mới. Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama đã mất 63 ghế trong cuộc bầu cử năm 2010, khi ông đang trong nhiệm kỳ đầu tiên. Năm 2018, hai năm sau khi nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump bắt đầu, đảng Cộng hòa đã phải từ bỏ 41 ghế Hạ viện. Trong cả hai trường hợp, quyền kiểm soát của Hạ viện đã bị lật ngược.
Năm nay, đảng Cộng hòa chỉ cần giành được 4 ghế trong cuộc bầu cử vào ngày 8/11 để chiếm thế đa số tại Hạ viện gồm 435 ghế. Triển vọng giành những chiếc ghế này càng được tăng lên thông qua việc phân chia lại khu vực bầu cử, phương thức mà một đảng tìm cách thay đổi ranh giới giữa các khu vực bầu cử để củng cố quyền lực của mình. Quá trình phân chia lại vốn chỉ diễn ra 10 năm/lần.
Đảng Cộng hòa đã tìm cách áp dụng các bản đồ mới có lợi cho họ ở các bang mà họ kiểm soát, bao gồm Texas và Florida, trong khi đảng Dân chủ ở New York đã bị tòa án tối cao của bang vô hiệu hóa bản đồ của mình.
Theo tổng hợp của các nhà phân tích bầu cử hàng đầu, khoảng 35 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ được đánh giá là chưa thực sự ngã ngũ.
Các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện lo ngại về một hạ viện do đảng Cộng hòa cầm quyền đã nhanh chóng tìm cách rút lui. 31 thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện thông báo rằng họ sẽ nghỉ hưu hoặc tìm kiếm vị trí khác, đây là một con số chưa từng có kể từ năm 1992.
Đảng Cộng hòa chỉ cần giành được thêm 1 ghế là sẽ có thể nắm quyền kiểm soát Thượng viện, hiện cân bằng ở mức 50-50 và Phó Tổng thống Kamala Harris là người bỏ lá phiếu quyết định để phá vỡ tỷ lệ hòa này.
Đảng Dân chủ đang hành động
Trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm của Mỹ không còn xa, chính quyền của ông Biden đang tìm cách gây dựng lại uy tín trong nước, tái định vị vai trò nước Mỹ trong cuộc cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc cũng như khôi phục ảnh hưởng trên thế giới bằng một loạt hoạt động lập pháp.
Để cứu vãn khả năng chiến thắng của đảng mình, hàng loạt đạo luật quan trọng đã được thông qua gần đây. Đáng chú ý, Thượng viện ngày 27/7 thông qua dự luật Chính sách công nghiệp trị giá 280 tỷ USD nhằm ứng phó với Trung Quốc bằng cách thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn. Các bước tương tự đã được chính quyền Biden triển khai trước đó: dự luật kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD vào tháng 3/2021, gói đầu tư cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD được ký thành luật vào tháng 11/2021…
Có lẽ quan trọng nhất là việc chính quyền Biden ngày 16/8 ký ban hành một đạo luật về khí hậu, thuế và y tế. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được coi là bước để chuẩn bị Mỹ “cho tương lai”. IRA sẽ giúp chính phủ Mỹ dự kiến thu về một khoản tiền khổng lồ lên đến 739 tỷ USD, gồm: 313 tỷ USD từ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, 288 tỷ từ cải cách giá thuốc kê đơn, 138 tỷ từ thu thuế và lãi suất.
Với IRA, chính phủ dự chi tổng cộng 433 tỷ USD, trong đó 369 tỷ được chi cho việc giảm phát thải khí nhà kính, đầu tư cho năng lượng sạch và 64 tỷ cho đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (ACA).
IRA tạo ra cơ hội chính trị cho chính quyền Biden sau khi Tòa án Tối cao gần đây ra phán quyết quy định hạn chế về thẩm quyền của chính quyền liên bang trong việc kiểm soát lượng phát thải từ các nhà máy điện thông qua các đạo luật.
Về mặt chính trị, IRA thực tế là đòn bẩy cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Nếu các bước lập pháp này thực sự giúp chính quyền Biden giành chiến thắng, đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Quốc hội thêm 2 năm cho đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.
Trên phương diện quốc tế, Nhà Trắng đang tìm cách nâng cao vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong lĩnh vực khí hậu. Trọng tâm của các nỗ lực trong việc dẫn đầu cuộc thảo luận về khí hậu là gia tăng lợi thế cạnh tranh với Trung Quốc về công nghệ và sản xuất thiết bị năng lượng sạch. Trong quá trình xây dựng IRA, Mỹ được coi là đang cố gắng bắt kịp mức chi tiêu khổng lồ của Trung Quốc dành cho các công nghệ năng lượng sạch.
Mặc dù ông Biden không có tên trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 tới, song các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thường đóng vai trò như một cuộc trưng cầu dân ý về uy tín của Tổng thống. Sự ủng hộ của dân chúng dành cho ông Biden đã tăng nhẹ trở lại trong mùa hè này, sau một loạt thắng lợi về chính sách và một số tin tức kinh tế được cải thiện. Tuy nhiên, mức ủng hộ vẫn còn thấp.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos tiến hành từ ngày 29-30/8, chưa đến một nửa người dân Mỹ – cụ thể là 38% – ủng hộ ông Biden. Cuộc thăm dò cũng cho thấy 69% người dân tin rằng Mỹ đang đi chệch hướng, so với 21% người nói Mỹ đang đi đúng hướng.
Ông Trump cũng không có tên trong cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, ông đã hậu thuẫn thành công một loạt ứng cử viên cùng chí hướng khi cố gắng duy trì vị trí lãnh đạo trên thực tế của mình đối với đảng Cộng hòa, trong bối cảnh có khả năng ông sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.
Jacob Rubashkin, nhà phân tích của Inside Elections ở Washington, nhận định: “Đảng Dân chủ có nhiều lý do hơn để lạc quan sau một thời gian dài. Nhưng vị thế của họ vẫn vô cùng nguy hiểm ở cả hai viện”.
Các đảng viên Dân chủ cũng hy vọng rằng các vấn đề pháp lý của ông Trump sau khi Cơ quan điều tra liên bang (FBI) đột kích vào nhà riêng của ông tại Florida, cũng như việc tiếp tục điều tra vai trò của ông trong việc thúc đẩy lật ngược cuộc bầu cử năm 2020, sẽ khiến cử tri có chiều hướng không ủng hộ các ứng cử viên Cộng hòa.
Kỳ vọng của đảng Dân chủ rằng sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy triển vọng thắng lợi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã không thành hiện thực.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi lạm phát tràn lan, khiến chi phí của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và năng lượng tăng vọt. Ngay cả khi giá một số mặt hàng như xăng giảm, Cơ quan dự trữ liên bang (FED) gần đây đã cảnh báo rằng họ vẫn sẽ cần thực hiện các biện pháp mạnh tay để kiểm soát lạm phát và điều đó có thể làm chậm tăng trưởng.
Theo kết quả thăm dò mới nhất, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã sẵn sàng cho cuộc đua để lập kỷ lục số cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11, bầu lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện và 34 ghế Thượng viện, cùng nhiều cuộc bầu cử thống đốc, bầu cấp bang và địa phương.
Trong bối cảnh đó, người Mỹ đang vật lộn với lạm phát. Các cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos và các công ty khác tiếp tục cho thấy mối quan tâm hàng đầu của cử tri là nền kinh tế nước Mỹ, vượt xa các vấn đề khác như tội phạm, nhập cư, phá thai và môi trường.
Khả năng đảng Cộng hoà giành chiến thắng
Trước việc nền kinh tế Mỹ đang có nhiều vấn đề, nhiều chuyên gia chính trị cho rằng đảng Cộng hòa có khả năng giành lại Hạ viện và có cơ hội tại Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Và nếu vậy, quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ cùng chương trình chính sách còn lại của Tổng thống Joe Biden đang bị đe dọa.
Mối quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ là tình hình kinh tế.
Đảng Cộng hòa có cơ hội lớn để giành quyền kiểm soát Hạ viện, trong khi đảng Dân chủ có nhiều hy vọng hơn trong việc giữ thế đa số tại Thượng viện. Một Hạ viện do đảng Cộng hòa nắm quyền sẽ đủ để ngăn chặn hầu hết các đạo luật mà Tổng thống Biden và các đảng viên Dân chủ của ông muốn ban hành, cũng như có khả năng thúc đẩy một làn sóng các cuộc điều tra của Quốc hội đối với chính quyền.
Trong lịch sử chính trị nước Mỹ gần đây, đảng cầm quyền thường mất các ghế tại Hạ viện trong nhiệm kỳ 4 năm đầu tiên của một tổng thống mới. Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama đã mất 63 ghế trong cuộc bầu cử năm 2010, khi ông đang trong nhiệm kỳ đầu tiên. Năm 2018, hai năm sau khi nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump bắt đầu, đảng Cộng hòa đã phải từ bỏ 41 ghế Hạ viện. Trong cả hai trường hợp, quyền kiểm soát của Hạ viện đã bị lật ngược.
Năm nay, đảng Cộng hòa chỉ cần giành được 4 ghế trong cuộc bầu cử vào ngày 8/11 để chiếm thế đa số tại Hạ viện gồm 435 ghế. Triển vọng giành những chiếc ghế này càng được tăng lên thông qua việc phân chia lại khu vực bầu cử, phương thức mà một đảng tìm cách thay đổi ranh giới giữa các khu vực bầu cử để củng cố quyền lực của mình. Quá trình phân chia lại vốn chỉ diễn ra 10 năm/lần.
Đảng Cộng hòa đã tìm cách áp dụng các bản đồ mới có lợi cho họ ở các bang mà họ kiểm soát, bao gồm Texas và Florida, trong khi đảng Dân chủ ở New York đã bị tòa án tối cao của bang vô hiệu hóa bản đồ của mình.
Theo tổng hợp của các nhà phân tích bầu cử hàng đầu, khoảng 35 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ được đánh giá là chưa thực sự ngã ngũ.
Các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện lo ngại về một hạ viện do đảng Cộng hòa cầm quyền đã nhanh chóng tìm cách rút lui. 31 thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện thông báo rằng họ sẽ nghỉ hưu hoặc tìm kiếm vị trí khác, đây là một con số chưa từng có kể từ năm 1992.
Đảng Cộng hòa chỉ cần giành được thêm 1 ghế là sẽ có thể nắm quyền kiểm soát Thượng viện, hiện cân bằng ở mức 50-50 và Phó Tổng thống Kamala Harris là người bỏ lá phiếu quyết định để phá vỡ tỷ lệ hòa này.
Đảng Dân chủ đang hành động
Trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm của Mỹ không còn xa, chính quyền của ông Biden đang tìm cách gây dựng lại uy tín trong nước, tái định vị vai trò nước Mỹ trong cuộc cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc cũng như khôi phục ảnh hưởng trên thế giới bằng một loạt hoạt động lập pháp.
Để cứu vãn khả năng chiến thắng của đảng mình, hàng loạt đạo luật quan trọng đã được thông qua gần đây. Đáng chú ý, Thượng viện ngày 27/7 thông qua dự luật Chính sách công nghiệp trị giá 280 tỷ USD nhằm ứng phó với Trung Quốc bằng cách thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn. Các bước tương tự đã được chính quyền Biden triển khai trước đó: dự luật kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD vào tháng 3/2021, gói đầu tư cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD được ký thành luật vào tháng 11/2021…
Đạo luật Khoa học và Chip giúp Mỹ bắt kịp Trung Quốc?
Có lẽ quan trọng nhất là việc chính quyền Biden ngày 16/8 ký ban hành một đạo luật về khí hậu, thuế và y tế. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được coi là bước để chuẩn bị Mỹ “cho tương lai”. IRA sẽ giúp chính phủ Mỹ dự kiến thu về một khoản tiền khổng lồ lên đến 739 tỷ USD, gồm: 313 tỷ USD từ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, 288 tỷ từ cải cách giá thuốc kê đơn, 138 tỷ từ thu thuế và lãi suất.
Với IRA, chính phủ dự chi tổng cộng 433 tỷ USD, trong đó 369 tỷ được chi cho việc giảm phát thải khí nhà kính, đầu tư cho năng lượng sạch và 64 tỷ cho đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (ACA).
IRA tạo ra cơ hội chính trị cho chính quyền Biden sau khi Tòa án Tối cao gần đây ra phán quyết quy định hạn chế về thẩm quyền của chính quyền liên bang trong việc kiểm soát lượng phát thải từ các nhà máy điện thông qua các đạo luật.
Về mặt chính trị, IRA thực tế là đòn bẩy cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Nếu các bước lập pháp này thực sự giúp chính quyền Biden giành chiến thắng, đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Quốc hội thêm 2 năm cho đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.
Trên phương diện quốc tế, Nhà Trắng đang tìm cách nâng cao vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong lĩnh vực khí hậu. Trọng tâm của các nỗ lực trong việc dẫn đầu cuộc thảo luận về khí hậu là gia tăng lợi thế cạnh tranh với Trung Quốc về công nghệ và sản xuất thiết bị năng lượng sạch. Trong quá trình xây dựng IRA, Mỹ được coi là đang cố gắng bắt kịp mức chi tiêu khổng lồ của Trung Quốc dành cho các công nghệ năng lượng sạch.
Mặc dù ông Biden không có tên trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 tới, song các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thường đóng vai trò như một cuộc trưng cầu dân ý về uy tín của Tổng thống. Sự ủng hộ của dân chúng dành cho ông Biden đã tăng nhẹ trở lại trong mùa hè này, sau một loạt thắng lợi về chính sách và một số tin tức kinh tế được cải thiện. Tuy nhiên, mức ủng hộ vẫn còn thấp.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos tiến hành từ ngày 29-30/8, chưa đến một nửa người dân Mỹ – cụ thể là 38% – ủng hộ ông Biden. Cuộc thăm dò cũng cho thấy 69% người dân tin rằng Mỹ đang đi chệch hướng, so với 21% người nói Mỹ đang đi đúng hướng.
Ông Trump cũng không có tên trong cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, ông đã hậu thuẫn thành công một loạt ứng cử viên cùng chí hướng khi cố gắng duy trì vị trí lãnh đạo trên thực tế của mình đối với đảng Cộng hòa, trong bối cảnh có khả năng ông sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.
Jacob Rubashkin, nhà phân tích của Inside Elections ở Washington, nhận định: “Đảng Dân chủ có nhiều lý do hơn để lạc quan sau một thời gian dài. Nhưng vị thế của họ vẫn vô cùng nguy hiểm ở cả hai viện”.
Các đảng viên Dân chủ cũng hy vọng rằng các vấn đề pháp lý của ông Trump sau khi Cơ quan điều tra liên bang (FBI) đột kích vào nhà riêng của ông tại Florida, cũng như việc tiếp tục điều tra vai trò của ông trong việc thúc đẩy lật ngược cuộc bầu cử năm 2020, sẽ khiến cử tri có chiều hướng không ủng hộ các ứng cử viên Cộng hòa.
Kỳ vọng của đảng Dân chủ rằng sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy triển vọng thắng lợi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã không thành hiện thực.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi lạm phát tràn lan, khiến chi phí của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và năng lượng tăng vọt. Ngay cả khi giá một số mặt hàng như xăng giảm, Cơ quan dự trữ liên bang (FED) gần đây đã cảnh báo rằng họ vẫn sẽ cần thực hiện các biện pháp mạnh tay để kiểm soát lạm phát và điều đó có thể làm chậm tăng trưởng.
Theo kết quả thăm dò mới nhất, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã sẵn sàng cho cuộc đua để lập kỷ lục số cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Nguồn: vietnamnet