Huyết áp cao là một trong những “kẻ giết người thầm lặng” gây ra hàng triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Cơn đau ở 3 bộ phận trên cơ thể có khả năng báo hiệu tổn thương động mạch do áp lực tăng.
Vì huyết áp cao không gây ra các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng, nhiều trường hợp được phát hiện một cách tình cờ. Tuy nhiên, trong giai đoạn nặng, manh mối sẽ xuất hiện. Đôi khi cơn đau ở bụng, hông và chân báo hiệu các biến chứng liên quan đến huyết áp cao.
Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Nếu không được kiểm soát, huyết áp cao có thể dẫn tới bệnh động mạch ngoại biên, gây ra các biến chứng ở chân và các bộ phận cơ thể khác. Người bệnh thường nhức mỏi, đau chân hoặc bị chuột rút khi tập thể dục.
Ở giai đoạn này, tình trạng bệnh được coi là nguy hiểm, vì cơn đau tim có thể sắp xảy ra.
Huyết áp cao khiến các mảng bám dễ hình thành và tích tụ trong thành động mạch. Khi đó, động mạch bị thu hẹp, làm hạn chế lưu lượng máu mang oxy chảy qua.
Các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện rõ ở chi dưới vì những bộ phận này cần lượng oxy cao hơn do gắng sức.
WebMD giải thích: “Các động mạch bị thu hẹp và tắc nghẽn ở phần dưới của cơ thể – đặc biệt là chân – có thể gây đau và chuột rút”.
“Bác sĩ gọi đây là bệnh động mạch ngoại vi do ảnh hưởng đến các mạch máu không ở gần tim. Các cơ ở chân và hông sẽ bị đau mỏi khi bạn đi bộ hoặc leo cầu thang”.
Cách phòng chống huyết áp cao
Giữ huyết áp ở mức ổn định rất quan trọng vì làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, tử vong do bệnh tim hoặc các biến chứng tiểu đường.
Chế độ ăn uống nhiều natri (muối) dễ dẫn tới cao huyết áp vì gây ra hiện tượng giữ nước.
Bác sĩ Naomi Fisher, Bệnh viện Phụ nữ và Brigham (Mỹ), chia sẻ thêm, giảm cân cũng rất quan trọng. Tập thể dục làm cho tim khỏe hơn, bơm nhiều máu đi khắp cơ thể mà không tốn nhiều sức. Do đó, áp lực lên động mạch giảm, sẽ làm giảm huyết áp.
Nguồn: vietnamnet