Bạn và nhiều người khác cùng tập trung một chỗ, và không may là chỗ ấy có vài con muỗi. Thế nhưng chỉ có bạn bị muỗi ‘hỏi thăm’, trong khi những người khác không có việc gì. Vì sao vậy?

Cùng ở một chỗ, vì sao có người bị muỗi chích nhiều, người thì không? - Ảnh 1.

Có nhiều lý do khiến một người bị muỗi chích nhiều hơn những người khác 

Theo trang y học trực tuyến Medicinenet (có trụ sở tại thành phố San Clemente, bang California, Mỹ), có nhiều lý do khiến một người “thu hút” muỗi nhiều hơn những người khác.

1. Carbon dioxide (CO2): Muỗi bị thu hút bởi thán khí mà bạn thải ra khi thở và đặc biệt là khi tập thể dục. Theo một số nghiên cứu, muỗi có thể phát hiện ra CO2 từ cách xa khoảng 50m và sẽ di chuyển về phía khu vực đó để tìm kiếm “vật chủ” tiềm năng.

2. Mùi cơ thể: Các hợp chất có trong da và mồ hôi của bạn có thể thu hút muỗi, vì những hợp chất này có thể tạo ra một mùi đặc trưng thu hút muỗi đến. Ví dụ, một số người tiết ra nhiều axit lactic (men chua), amoniac (mùi khai) hoặc cholesterol (chất béo) trên da, tất cả đều hấp dẫn muỗi.

3. Vi khuẩn da: Vi khuẩn da cũng có vai trò tạo mùi cơ thể và tiết ra các chất hấp dẫn muỗi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loài muỗi nhất định bị thu hút nhiều hơn ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Một số loài thích đầu và vai, có thể là do nồng độ CO2 tăng lên, trong khi những con muỗi khác thích bàn chân và mắt cá chân.

4. Nhiệt độ: Muỗi phát triển mạnh ở khí hậu nóng ẩm và thích con người có nhiệt độ cơ thể cao hơn tự nhiên. Trong một số trường hợp, muỗi có thể chích bạn vì bạn đang mặc quần áo giữ nhiệt trên người.

5. Kích thước cơ thể: Các nghiên cứu cho thấy muỗi thường bị thu hút bởi những người lớn hơn, có thể vì chúng hút được nhiều máu hơn và tạo ra nhiều nhiệt hơn.

6. Uống rượu: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống rượu, đặc biệt là bia, có liên quan đến việc bị muỗi chích nhiều hơn, mặc dù lý do của điều này vẫn chưa được biết rõ.

7. Nhóm máu: Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, những người có nhóm máu O dễ bị muỗi chích hơn những người có nhóm máu B hoặc A. Nguyên nhân của điều này vẫn chưa được biết rõ.

8. Mang thai: Phụ nữ có lượng máu và tỉ lệ trao đổi chất cao hơn khi mang thai. Điều này có thể khiến bà bầu dễ bị muỗi chích.

9. Nước: Muỗi cái đẻ trứng trong nước đọng. Loại bỏ nước đọng từ môi trường xung quanh bạn có thể giúp giảm bị muỗi chích.

10. Gene: Theo nghiên cứu về các cặp song sinh giống hệt nhau và là anh em, một cơ chế di truyền tiềm ẩn có thể đóng một vai trò nào đó trong việc thường xuyên bị muỗi chích.

Ở trẻ em và những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, muỗi chích có thể gây ra các triệu chứng như: mẩn ngứa nổi mề đay, sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, dị ứng, có thể gây ra mụn nước, sưng tấy hoặc các phản ứng giống như hen suyễn. Muỗi còn mang các bệnh như: sốt vàng da, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : Hệ thống miễn dịchmùi cơ thểmuỗi chíchMuỗi đốt

Các tin liên quan đến bài viết