Một số đơn vị, địa phương ghi nhận việc mượn, mua vật tư, kit test, sinh phẩm xét nghiệm từ các nhà cung cấp với nhiều hình thức khác nhau, như có hoặc không có văn bản thỏa thuận, có hoặc không có hợp đồng, đơn giá, phương án hoàn trả,… hoặc thiếu thông tin chi tiết chủ yếu chỉ có biên bản bàn giao với tổng giá trị hàng hóa mượn theo hợp đồng, thỏa thuận là 1.061 tỷ đồng và mượn bằng hiện vật (chưa rõ trị giá).
Vì sao các đơn vị phải mượn?. Thực tế, trước tình hình cấp bách phòng chống dịch Covid-19 và chưa có kinh phí để thực hiện các gói thầu mua sắm, các địa phương đã ban hành văn bản cho phép các đơn vị mượn vật tư, sinh phẩm, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 để phục vụ phòng chống dịch.
Tình hình vay mượn được Kiểm toán Nhà nước tổng hợp từ 32 địa phương và 9 bộ/cơ quan trung ương được kiểm toán cho thấy giá trị vay mượn là hơn 1.061 tỷ đồng.
Đó là Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) được Việt Á cho mượn 61.100 sinh phẩm SuperScriPT™III platinum one-stepqRT-PC (không có giá). Sở Y tế Hà Nội mượn 5.000 kit test trị giá 825 triệu đồng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Bình Phát Thăng Long (đơn giá tại thời điểm mượn 165.000 đồng/test).
UBND Thành phố Vinh được Công ty TNHH EVD cho mượn 210.800 bộ test nhanh xét nghiệm Covid-19 và 420.000 tăm bông vô trùng lấy dịch tị hầu với tổng giá trị 21,7 tỷ đồng.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC) mượn 15.349 Kit test trị giá 5,6 tỷ đồng.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Dương (CDC) vay mượn 257.066 kit test và 26.448 kit test (LightPower iVASARs COV-2 1stRT-rPCR) với tổng giá trị 49 tỷ đồng từ Việt Á, Công ty TNHH TBYT Bình Minh; Công ty TNHH phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam (VNDAT)…
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh mượn hàng chục nghìn test nhanh, kit tách chiết RNA, que tăm bông lấy dịch họng/mũi, khay thử nghiệm… từ Công ty TNHH EVD và Công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên Phúc (chưa có giá).
Bình Dương có số lượng vay mượn lớn từ các công ty, trị giá lên đến hơn 297 tỷ đồng. Cụ thể, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương mượn 21.402 kit test và vật tư kèm theo của Công ty CP Công nghệ Việt Á; Trung tâm y tế TP. Thuận An mượn lượng kit test trị giá 174 tỷ đồng và nhiều vậ tư, hóa chất, thuốc trị giá hàng chục tỷ đồng của Công ty CP Công nghệ Việt Á…
Cần Thơ cũng có nhiều đơn vị vay mượn kit test lớn với trị giá lên đến 300 tỷ đồng. Cụ thể, Sở Y tế mượn 750 nghìn test nhanh và CDC Bà Rịa Vũng Tàu mượn 381.000 test PCR từ Công ty TNHH Khoa học Hợp nhất, Công ty CP công nghệ Việt Á, Công ty TNHH Nguyên Phương, Công ty TMDV An Thịnh Health.
Sở Y tế mượn Kiên Giang về cấp cho CDC phân bổ cho các Trung tâm y tế và bệnh viện vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm với tổng giá trị lên đến hơn 163 tỷ đồng. Ngoài ra, còn mượn hơn 520.000 test nhanh, Test PCR và vật tư khác (trang phục bảo hộ, cồn, găng tay) chưa rõ trị giá.
Sở Y tế Hậu Giang, BV Đa khoa tỉnh Hậu Giang, Trung tâm y tế thị xã Long Mỹ… mượn vật tư, kit test trị giá hơn 76 tỷ đồng.
Sở Y tế Bình Thuận và các đơn vị mượn vật tư, kit test trị giá lên đến hơn 34 tỷ đồng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bến Tre (CDC) Sinh phẩm, hóa chất và vật tư xét nghiệm SAR-CoV-2… với tổng giá trị là 18,9 tỷ đồng.
Nguồn: vietnamnet