Mọi người thường nghĩ rằng cây cối sẽ giúp thành phố xanh và sạch hơn. Nhưng khi trời nóng lên, cây lại chính là nhân tố chính góp phần gia tăng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng vào mùa hè, có đến 60 % khí thải trong tầng ozone có nguồn gốc từ cây cối.
Robert – một chuyên gia môi trường tại trường Đại học Texas tại Austin (Mỹ) nhận định, những nghiên cứu thu thập được trái ngược với những gì chúng ta thường nghĩ, mọi thứ đều có những mặt ảnh hưởng của chúng. Nhưng như vậy, không có nghĩa là ông không khuyến khích trồng thêm nhiều cây xanh trong thành phố. Thay vào đó, chính quyền địa phương cần kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn có thể gây ô nhiễm, đặc biệt là khói thải từ các phương tiện giao thông hiện nay.
Cây xanh có rất nhiều lợi ích. Không những cân bằng hệ sinh học, ngăn chặn xói mòn đất mà còn cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở. Nhưng cây không chỉ thải ra oxy mà còn rất nhiều loại khí khác. Một trong số chúng chính là hydrocacbon hay còn gọi là isoprene (EYE-so-preen). Nó có thể phản ứng với các hợp chất dễ cháy như oxit nito dẫn đến sự hình thành ozone – gây kích ứng phổi và gia tăng các căn bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp như hen suyễn.
Galina Churkina là nữ sinh viên trường Đại học Humboldt ở Berlin (Đức) đã cũng nhóm bạn của mình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các loại hóa chất thải ra từ không khí ảnh hưởng đến thành phố. Họ đã dùng máy tính mô phỏng các phản ứng có thể xảy ra giữa các hóa chất thực vật và các oxit nitơ trong không khí ở khu vực đô thị Berlin.
Để làm được điều đó, các nhà nghiên cứu trẻ đã thu thập dữ liệu thời tiết tại địa phương trong hai mùa hè. Một là năm 2006, khi có một làn sóng nóng. Một là năm 2014, khi nhiệt độ giảm dần. Nhiệt độ trung bình hàng ngày vào mùa hè có xu hướng đạt tốc độ tối đa khoảng 25°C. Vào ngày hè, các hóa chất thải ra từ cây xanh chắc chắn sẽ góp phần làm tăng khoảng 6 đến 20% ozone trong không khí của thành phố. Nhưng ở những đỉnh cao điểm của sóng nóng, khi nhiệt độ tăng cao hơn 30°C, lượng khí thải hóa học càng tăng đột biến. Chúng có thể làm tăng đến 60% ozone trong không khí. Churkina cho biết, nhóm ngihên cứu của cô đã không ngạc nhiên khi thấy mối quan hệ có vẻ trái ngược giữa cây trồng và ô nhiễm, tuy nhiên mức độ của nó cũng rất cần phải xem xét.
Cuối cùng, Churkina cho biết, các chương trình trồng cây ở thành phố không nên bỏ qua vai trò của cây xanh cũng có thể làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí mùa hè. Việc bổ sung thêm cây cối sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống chỉ khi nào các thành phố này cũng có kế hoạch cắt giảm ô nhiễm xe hơi vào mùa hè và tăng sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng sạch cho điện năng trong thành phố.