Thị trường chứng khoán toàn cầu rúng động sau khi đụng độ xảy ra giữa Nga và Ukraine. Tổng thống Nga Putin lệnh cho các lực lượng vào các khu vực ly khai phía đông Ukraine sau khi công nhận nền độc lập của họ.
Chứng khoán Mỹ, Nga sụt giảm
Chỉ số chứng khoán MOEX của Nga tụt giảm sau khi quân đội Nga lần đầu tiên thừa nhận bắn hạ 2 phương tiện bọc thép chở quân của Ukraine và Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho các lực lượng vào các khu vực phía đông Ukraine sau khi công nhận nền độc lập của họ.
Chỉ số chứng khoán MOEX giảm hơn 356 điểm (tương đương 10,5%) xuống 3.037 điểm. Trong phiên, có lúc chỉ số này mất tới hơn 400 điểm, tương đương khoảng 12% giá trị.
Chứng khoán Mỹ cũng giảm mạnh trong phiên đầu tuần trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng. Cụ thể, chỉ số tương lai Dow Jones (Dow Jones futures) giảm 543 điểm (tương đương giảm 1,6%). Chỉ số tầm rộng S&P 500 futures giảm gần 2% và chỉ số công nghệ Nasdaq 100 futures giảm 2,7%.
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên thứ Hai do nghĩ lễ Ngày Tổng thống.
Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm mạnh 1-2%.
Chứng khoán Nga tụt giảm. |
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng vừa có bài phát biểu yêu cầu các nhà lập pháp của nước này công nhận hai nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở Ukraine. Động thái này được xem là có khả năng làm hỏng các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Thông báo được đưa ra sau thông tin rằng Biden đã sẵn sàng ra lệnh trừng phạt đối với các khu vực ly khai của Ukraine, trong khi Liên minh châu Âu cam kết thực hiện các biện pháp bổ sung.
Putin sau đó đã ra lệnh cho các lực lượng tiến vào hai khu vực ly khai, hoạt động như “những người gìn giữ hòa bình” ở khu vực ly khai Donetsk và Luhansk.
Căng thẳng leo thang ra sau khi Nhà Trắng hôm Chủ nhật cho biết ông Biden đã chấp nhận “về nguyên tắc” để gặp Putin trong một nỗ lực khác nhằm xoa dịu tình hình Nga-Ukraine thông qua ngoại giao. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo sẽ diễn ra sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
Cổ phiếu Mỹ và châu Âu giảm mạnh gần đây vì căng thẳng Nga-Ukraine. |
Căng thẳng Nga-Ukraine gần đây đã gây áp lực lên tâm lý thị trường, với các chỉ số đều giảm trong các tuần vừa qua. Chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ giảm 1,9% trong tuần trước, còn S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 1,6% và 1,8%.
Áp lực tăng dần
Trên Reuters, các nước phương Tây cũng đã bày tỏ thái độ quyết tâm không giảm bớt các cam kết của họ với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Anh và EU sẽ phối hợp để đưa ra các biện pháp trừng phạt nhanh chóng với Nga.
Putin cho quân vào phía đông Ukraine, chứng khoán toàn cầu rúng động |
Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ tăng lãi suất nhiều lần bắt đầu từ tháng tới. Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch đang đặt cược rằng có 100% khả năng Fed tăng lãi suất sau cuộc họp ngày 15-16 tháng 3.
Kỳ vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đã gây áp lực lên cổ phiếu, đặc biệt là những cổ phiếu trong các lĩnh vực nhạy cảm với tỷ giá như công nghệ. Kỳ vọng đã khiến lợi suất trái phiếu kho bạc tăng Mỹ mạnh vào đầu năm 2022.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm kết thúc vào tuần trước ở mức 1,93% sau một thời gian ngắn vượt qua mức 2 %. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chỉ ở mức 1,51% hồi đầu năm 2022.
Chia sẻ trên CNBC, chiến lược gia đầu tư Ryan Grabinski của Strategas cho biết, mọi con mắt đang đổ dồn vào Fed. Và cho đến thời điểm này, thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất ở hầu hết các cuộc họp trong năm 2022. Mặc dù vậy, Fed đang tiếp tục mua trái phiếu kho bạc để hỗ trợ thị trường.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của mùa thu nhập doanh nghiệp. Cho đến nay, phần lớn các doanh nghiệp Mỹ ghi nhận kết quả kinh doanh ổn định. Theo FactSet, trong số hơn 400 công ty thuộc S&P 500 đã công bố thu nhập quý IV, 77,7% đã vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích.
Nhiều dự báo gần đây cho rằng, thị trường tài chính thế giới đang ở một giai đoạn biến động khó lường. Giai đoạn cổ phiếu đẻ ra tiền một cách dễ dàng có lẽ đang kết thúc và sự thiếu chắc chắn sẽ tiếp tục hỗ trợ một số loại kênh trú bão, thay vì tài sản có độ rủi ro cao như chứng khoán.
Nguồn: vietnamnet