Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/1/2022 trong đó quy định mức phạt tiền tối đa lên tới 75 triệu đồng với cá nhân trong lĩnh vực giáo dục, giao thông đường bộ…

Ngày 13/11/2020, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV chính thức thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/1/2022.

Khoản 10, điều 1, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 nêu rõ, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với cá nhân được quy định cụ thể:

Phạt tiền đến 75 triệu đồng đối với vi phạm trong lĩnh vực cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Từ 1/1/2022, áp dụng mức phạt tới 75 triệu với người vi phạm giao thông
Áp dụng mức phạt tới 75 triệu đồng đối với người vi phạm giao thông từ 1/1/2022

Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ với cá nhân sẽ là 75 triệu đồng.

Hiện nay, theo quy định tại điều 24, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân là 40 triệu đồng.

Để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính mới, cơ quan chức năng thuộc Bộ GTVT đã trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 100/2019/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Theo đó, mức phạt 70-75 triệu đồng được đề nghị áp dụng đối với cá nhân là chủ ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô thực hiện giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển vượt quá tải trọng của cầu, đường trên 50%.

Ngoài ra nhiều vi phạm khác cũng được đề nghị tăng mức xử phạt gấp 5-10 lần. Đề xuất tăng mức xử phạt đối với một số hành vi như: Sản xuất, buôn bán biển số xe giả; gắn biển số không rõ chữ, số; xe chở quá tải trọng; không đội mũ bảo hiểm; dừng, đỗ xe sai quy định trên cao tốc…

Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt 

Theo khoản 38, điều 1 Luật này, các trường hợp giảm một phần tiền phạt gồm cá nhân là người có đủ các điều kiện: Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền khi bị phạt tiền từ 2 triệu đồng trở lên mà đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; Tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do các nguyên nhân trên và có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.

Tổ chức được giảm một phần tiền phạt khi có đủ các điều kiện: Được hoãn thi hành quyết định phạt tiền khi bị phạt tiền từ 100 triệu đồng trở lên mà đang gặp khó khăn đặc biệt/ đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt/ đột xuất về kinh tế do các nguyên nhân trên và có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

Từ 1/1/2022, áp dụng mức phạt tới 75 triệu với người vi phạm giao thông
Tổ chức, cá nhân có thể được hoặc giảm một phần tiền phạt vi phạm

Cá nhân được miễn toàn bộ tiền phạt giao thông nếu: Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền và tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi học tập, làm việc.

Bị phạt tiền từ 2 triệu đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt/đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt giao thông nếu: Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền; Đã thực hiện xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả nêu trong quyết định xử phạt.

Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt/ đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất…

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 2020vi phạm giao thông

Các tin liên quan đến bài viết