Người đã mắc Covid-19 thường có kháng thể bảo vệ và không bị nhiễm lại SARS-CoV-2 trong 6 tháng.

Tuy nhiên, tình trạng tái nhiễm sau đó có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Bởi vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo, những người từng nhiễm Covid-19 nên chủng ngừa vắc xin khi có thể.

Nếu được điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương trong thời gian bị bệnh, bạn nên đợi 90 ngày trước khi chủng ngừa. CDC cũng khuyến cáo người dân nên thông báo việc từng nhiễm Covid-19 cho nhân viên y tế trước khi tiêm.

Thời điểm có thể tiêm vắc xin với người từng mắc Covid-19

Ảnh minh họa

Có rủi ro nào nếu tiêm vắc xin sau khi nhiễm Covid-19?

Có nghi ngại rằng nhiều người từng mắc Covid-19 gặp phải tác dụng phụ mạnh hơn sau liều vắc xin đầu tiên. Tuy nhiên, những người khác nhau có những tác dụng phụ khác nhau và một số người chưa bị Covid-19 cũng có khả năng bị tác dụng phụ rất mạnh.

Ngoài ra, nhiều người tiêm vắc xin từng mắc Covid-19 không có triệu chứng mà không nhận ra. Điều đó có thể góp phần vào sự thay đổi của các tác dụng phụ.

Miễn dịch sau nhiễm Covid-19 hay từ vắc xin tốt hơn?

Với một số loại bệnh như thủy đậu, bị nhiễm virus cho khả năng bảo vệ miễn dịch mạnh hơn so với vắc xin. Tuy nhiên, trong những trường hợp đó, bạn phải đối mặt với tất cả các biến chứng của việc nhiễm virus.

Với Covid-19, giới chuyên môn chưa chắc chắn việc tiếp xúc với virus có bảo vệ được khả năng lây nhiễm trong tương lai tốt hơn vắc xin hay không.

Khả năng miễn dịch tự nhiên có được sau khi nhiễm virus có thể thay đổi. Ví dụ, số lượng kháng thể mà cơ thể bạn tạo ra phụ thuộc vào lượng virus mà bạn phơi nhiễm.

Những loại vắc xin hiện có đã được chứng minh hiệu quả kích thích các kháng thể chống lại protein gai của đột biến. Các loại vắc xin mới được kỳ vọng sẽ tạo kháng thể đối với các phần khác của virus.

Các nhà khoa học ghi nhận một số người có phản ứng kháng thể sau khi nhiễm Covid-19 cao hơn so với sau khi tiêm chủng. Dù vậy, họ không có dữ liệu rõ ràng về cách phản ứng của kháng thể từ bệnh thể nhẹ so với thể nặng như thế nào.

Mặt khác, ở hầu hết mọi trường hợp, chủng ngừa tạo được rất nhiều kháng thể. Cho đến nay, vắc xin tỏ ra rất hiệu quả, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa bệnh trở nặng, nhập viện và tử vong.

Ai không nên tiêm vắc xin?

CDC cho biết những người bị dị ứng với thành phần polyethylene glycol hoặc polysorbate không nên chủng ngừa vắc xin công nghệ mRNA (Pfizer, Moderna) và bất kỳ ai có phản ứng dị ứng ngay lập tức với liều đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai.

Những người có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc liệu pháp tiêm cho một bệnh khác nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các trường hợp dị ứng thực phẩm không cần phải tránh vắc xin.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : vắc xin covid-19vaccine Covid-19

Các tin liên quan đến bài viết