Từ khi thành lập tháng 10-2012 đến tháng 5-2017, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ký kết 7 hợp đồng ủy thác tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Trong đó cơ sở sản xuất thủy điện 2 hợp đồng, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch 3 hợp đồng, đơn vị kinh doanh du lịch 2 hợp đồng. Đồng thời, đơn vị cũng đã ký bổ sung phụ lục hợp đồng ủy thác tiền chi trả DVMTR với 3 cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch lưu vực nội tỉnh.
Từ đầu năm đến ngày 18-5-2017, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Bình Phước đã thu tiền DVMTR quý 4/2016 và quý 1/2017 từ các đơn vị sử dụng DVMTR lưu vực nội tỉnh lũy kế hơn 261,958 triệu đồng. Như vậy, đơn vị thực hiện thu tiền DVMTR từ đầu năm đến ngày 18-5 chỉ đạt 4,7% so với cùng kỳ năm trước (trên 5,622 tỷ đồng). Nguyên nhân do cùng kỳ năm trước đơn vị nhận điều phối từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam số tiền 5,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc thu tiền DVMTR từ các đơn vị sử dụng lưu vực nội tỉnh tăng hơn 139,514 triệu đồng so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã ký hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR thêm một đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và có đơn vị sản xuất, cung ứng nước sạch nộp tiền.
Trên cơ sở kết quả phúc tra nghiệm thu diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2016 tại Công văn số 430/SNN-KL của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quyết định phê duyệt phương án sử dụng tiền DVMTR năm 2011, 2012 của từng chủ rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Bình Phước đã giải ngân cho các chủ rừng từ đầu năm đến ngày 18-5 với tổng hơn 9,427 tỷ đồng. Cụ thể: thanh toán tiền DVMTR năm 2016 là trên 4,392 tỷ đồng; tạm ứng tiền DVMTR năm 2011, 2012 với 5 tỷ 34,9 triệu đồng. Như vậy, đơn vị thực hiện giải ngân tiền DVMTR lũy kế từ đầu năm đến ngày 18-5 chỉ đạt 89,5% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do cùng kỳ năm trước đơn vị thực hiện chi bổ sung tiền DVMTR năm 2013 cho các chủ rừng.
Ngoài ra, từ khi triển khai thực hiện (năm 2015) đến ngày 18-5-2017, 10 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình phục vụ mục đích kinh doanh (dự án chăn nuôi) nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Bình Phước với tổng 9 tỷ 893,482 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện các dự án chưa triển khai thực hiện trồng rừng thay thế. Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn tham mưu bố trí quỹ đất thực hiện trồng rừng thay thế.
Thúy Ngọc(BPO)