Chính phủ đồng ý áp dụng hình thực lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt mua bổ sung gần 20 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer.
Ngày 14/8, Chính phủ ban hành Nghị quyết 90 về mua bổ sung vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer.
Theo đó, Chính phủ đồng ý việc Thủ tướng cho phép áp dụng hình thực lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu đối với việc mua bổ sung 19.998.810 liều vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer với các điều kiện như Nghị quyết số 09 ngày 18/5 của Chính phủ về mua vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer.
TP.HCM đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 được 4.483.304/4.972.420 liều (đạt 90.2%) |
Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm và khẩn trương tổ chức thực hiện việc mua vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer để có vắc xin sớm nhất, nhiều nhất có thể đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chống mọi tiêu cực trong quá trình mua, sử dụng vắc xin.
Hỗ trợ 8,8 tỷ đồng từ Quỹ vắc xin Covid-19 thử nghiệm vắc xin COVIVAC
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký thay Thủ tướng quyết định về việc hỗ trợ kinh phí thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vắc xin COVIVAC do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế sản xuất (IVAC) thuộc Bộ Y tế sản xuất.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng 8,807 tỷ đồng từ nguồn Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam để hỗ trợ việc trên, đồng thời giao Bộ Tài chính xuất Quỹ theo quy định.
Các Bộ Y tế, Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí này theo đúng quy định, mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Trước đó, ngày 9/8, Bộ Y tế có công văn đề nghị hỗ trợ kinh phí thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 vắc xin COVIVAC.