Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.
Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình 

Phiên chất vấn được Quốc hội dành thời gian cả buổi chiều 
15-6. Trước nhiều vấn đề đặt ra, Chủ tịch Quốc hội đã mời cả Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tham gia giải trình.

“Yêu cầu các bộ, ngành, các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác cán bộ, trước mắt tập trung vào thực hiện các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý… Năm 2017 phải thanh tra, kiểm tra tối thiểu 30% các đơn vị trực thuộc
Phó thủ tướng TRƯƠNG HÒA BÌNH

Nóng chuyện bổ nhiệm người nhà

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) nhắc chuyện bổ nhiệm thần tốc, giải cứu… và đặt vấn đề Chính phủ, các thành viên Chính phủ cam kết gì trước Quốc hội, để Quốc hội giám sát tối cao, người dân giám sát các hoạt động của Quốc hội, xem như là ba mặt một lời?…Đáp lại, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết thời gian qua báo chí phản ánh tình trạng lãnh đạo ở một số địa phương đã có sai phạm trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ là người nhà; Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao trên tinh thần phục vụ người dân. Bộ Nội vụ kiểm tra 11 địa phương, ông Bình tiết lộ đã phát hiện một số sai phạm, Thủ tướng đã chỉ đạo xử lý nghiêm, yêu cầu thu hồi những quyết định trái pháp luật, xem xét miễn nhiệm chức vụ hoặc chấm dứt hợp đồng với những trường hợp bổ nhiệm không đúng pháp luật, kiểm tra làm rõ trách nhiệm và xử lý những tổ chức, cá nhân sai phạm. Phó thủ tướng cũng khẳng định đã yêu cầu các bộ, ngành, các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra tối thiểu 30% các đơn vị trực thuộc, trước mắt tập trung vào việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) 
“Chuyện bổ nhiệm thần tốc, giải cứu… đang dần khép lại niềm tin của người dân… Chính phủ, các thành viên Chính phủ cam kết gì trước Quốc hội, để Quốc hội giám sát tối cao, người dân giám sát các hoạt động của Quốc hội, xem như là ba mặt một lời?…
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) 

Không chỉ có 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nói rằng tại kỳ họp thứ 2 khóa này, Chính phủ báo cáo Quốc hội có 5 dự án tồn tại, yếu kém, thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng, đến nay con số đã lên 12 dự án chỉ riêng ngành công thương với lãng phí nhiều ngàn tỉ đồng. Ông Tiến hỏi Phó thủ tướng ngoài 12 dự án trên, còn bao nhiêu dự án khác rơi vào tình trạng tương tự? Chính phủ có giải pháp gì để phát hiện, xử lý? Trách nhiệm thuộc về ai?Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định Chính phủ đã rất công khai, minh bạch thông tin; 12 dự án thua lỗ, thất thoát đang được phân loại, xử lý theo hướng không làm thất thoát ngân sách, không dùng ngân sách để xử lý mà giải quyết theo cơ chế thị trường. Ông Bình cam kết xử lý nghiêm các vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan; Thủ tướng cũng đã thành lập ban chỉ đạo do một phó thủ tướng làm trưởng ban để chỉ đạo 
việc khắc phục hậu quả này. Với câu hỏi ngoài 12 dự án ngành công thương còn dự án nào không, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình thẳng thắn: “Tôi xin trả lời ước lệ, chứ không thể khẳng định, trên quan điểm chung là còn! Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, báo cáo. Sau đó Chính phủ sẽ chỉ đạo xử lý như với 12 dự án đắp chăn đắp chiếu”. Trong khi đó, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) trong phần chất vấn cũng đặt vấn đề các dự án ngàn tỉ được coi là các nắm đấm thép của nền kinh tế, nay không ít đã thành các nắm đấm thép gây bất an cho người dân, cho xã hội…Biết đó là những hạn chế từ nhiệm kỳ trước, nhưng với tinh thần của một Chính phủ kiến tạo, bà Hiền băn khoăn Chính phủ đặt tâm thế của mình vào đâu mà những tiêu cực, sai phạm không những không giảm mà còn có dấu hiệu phức tạp hơn, gây mệt mỏi cho người dân.

Không xây cao ốc ở trung tâm TP, nếu…Trước vấn nạn kẹt xe, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) nêu chất vấn: Giải pháp của Chính phủ nhằm giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn? Cử tri Hà Nội từng kỳ vọng vào giải pháp di dời cơ quan hành chính, trường học ra khỏi nội ô nhưng không biết đã thực hiện đến đâu? Trả lời câu hỏi này, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói: Việc di dời công sở, trường học, bệnh viện từ trung tâm ra ngoại ô khi thực hiện phải có kế hoạch chi tiết, cẩn thận, phải có kế hoạch sử dụng hoặc bán đấu giá công khai các công sở để có nguồn lực đầu tư hạ tầng…Giải pháp hiện nay, ông Trương Hòa Bình đưa ra là phải quy hoạch hạ tầng và phát triển đô thị đồng bộ. Đặc biệt, ông Bình khẳng định không để xây trung tâm thương mại, cao ốc giữa trung tâm thành phố trong khi hạ tầng chưa cải thiện.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : bổ nhiệm người nhàchất vấnChính phủcử tridự ángiải trìnhpháp luậtPhó thủ tướng Trương Hòa BìnhQuốc hội

Các tin liên quan đến bài viết