Chủng Delta đã lan rộng đến 92 quốc gia, lấn át các biến thể khác ở nhiều nơi như Anh, Mỹ.

Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chủng Delta là biến thể di chuyển nhanh nhất và khỏe nhất cho đến nay với khả năng tìm kiếm và gây hại cho những người yếu.

WHO khuyến cáo về biến thể nCoV sẽ thống trị thế giới

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để bảo vệ những người có hệ miễn dịch yếu. 

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Cấp cứu sức khỏe của WHO, nhận định Delta có khả năng “gây chết người cao hơn vì hiệu quả trong cách lây truyền giữa người với người”.

Ông Ryan cho biết, biến thể Delta “cuối cùng sẽ tìm thấy các cá nhân có sức khỏe yếu, những người sẽ bị bệnh nặng, phải nhập viện và có khả năng tử vong”.

“Biến thể Delta nhanh hơn, khỏe hơn, sẽ tấn công những người yếu hiệu quả hơn so với các biến thể trước đây. Do đó, những người không tiêm vắc xin Covid-19 có nguy cơ nhiễm cao hơn”.

WHO đang yêu cầu các quốc gia giàu có giúp làm chậm sự lây lan của biến thể Delta bằng cách tặng nhiều vắc xin hơn cho các quốc gia nghèo.

Vào đầu tuần, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, cho biết biến thể Delta đã lan rộng đến 92 quốc gia.

Bà Kerkhove nói: “Thật không may, chúng ta vẫn chưa có vắc xin ở những nơi đang cần để bảo vệ cuộc sống của con người”.

Biến thể Delta lần đầu tiên được ghi nhận ở Ấn Độ, nơi đã trải qua sự gia tăng nghiêm trọng về số ca bệnh và tử vong vào tháng trước.

Các quan chức của WHO cho biết, biến thể Delta đang trên đà trở thành chủng virus thống trị trên toàn thế giới. Gần đây, biến thể trên đã chiếm 90% số ca bệnh ở Anh, làm lu mờ biến thể Alpha từng thống trị ở đất nước này. Điều tương tự cũng xảy ra ở Mỹ với 31% các ca mắc mới nhiễm chủng Delta.

Tháng trước, chủng Delta được WHO đánh giá là “biến thể đáng lo ngại” do có khả năng lây lan cao hơn, nguy cơ kháng vắc xin.

Delta có thể lây lan cao hơn 60% so với biến thể Alpha, vốn đã có khả năng lây cao hơn 50% so với chủng nCoV ban đầu.

Dữ liệu từ Vương quốc Anh cho thấy, những người nhiễm chủng Delta cũng có nguy cơ nhập viện cao hơn.

Không chỉ vậy, tác dụng của vắc xin với biến thể này cũng bị suy giảm. Một liều vắc xin Pfizer hoặc AstraZeneca chỉ có tác dụng bảo vệ 33% đối với các bệnh nhân nhiễm chủng Delta có triệu chứng. Trong khi đó, chỉ số này ở các biến thể khác là 88%.

Tuy nhiên, nếu người dân tiêm đủ 2 liều, vắc xin có có tác dụng ngăn ngừa việc nhập viện.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : Ấn Độbiến thể virus

Các tin liên quan đến bài viết