Những vết loét lâu lành, mảng da đỏ gây ngứa bỗng dưng xuất hiện có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Ung thư da có thể chữa khỏi, không để lại biến chứng nếu phát hiện và điều trị sớm. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào đáy chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong các loại ung thư da.
Ở lớp trên cùng của da có 3 loại tế bào chính gồm tế bào đáy. Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học.
Tổ chức Ung thư da Anh khuyến cáo mọi người phải chú ý đến những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, tai, cổ, da đầu, ngực, vai và lưng. Tuy nhiên, bất kỳ vùng da nào cũng có thể bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu
Các dấu hiệu nhỏ có thể cảnh báo ung thư da
– Vết loét lâu lành: Bạn cần đề phòng các vết loét hở tồn tại trong nhiều tuần, không lành hoặc tái phát. Chúng có thể chảy máu, chảy nước hoặc đóng vảy.
– Mảng da đỏ gây ngứa hoặc đau.
– Vết sưng hoặc nốt bóng với nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn như hồng, đỏ hoặc trắng.
– Vết ban màu hồng, phía trên bề mặt có mạch máu nhỏ.
– Vùng sẹo phẳng, có màu trắng, vàng hoặc sáp.
Thông thường, một người có từ 2 dấu hiệu trên trở lên có nguy cơ bị ung thư da. Đôi khi, người bệnh nhầm lẫn các triệu chứng của ung thư với những căn bệnh ngoài da khác.
Điều quan trọng là làm theo bản năng của bạn và thăm khám bác sĩ da liễu nếu bạn thấy bất cứ điều gì mới, thay đổi bất thường trên da.
Những người được chẩn đoán mắc ung thư da có nguy cơ mắc bệnh khác cao hơn – đặc biệt là ở khu vực gần đó.
Bệnh có thể xuất hiện trở lại trong 2 năm đầu sau phẫu thuật, đặc biệt là trên mũi, tai và môi.
Cách phòng bệnh
Bạn cần đảm bảo an toàn dưới ánh nắng mặt trời. Điều này đồng nghĩa bạn nên thoa kem chống nắng và đeo kính râm ngăn tia cực tím khi ra ngoài trời. Tổ chức Ung thư da của Anh cho biết: “Tự bảo vệ bản thân mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ phát triển ung thư da”.
Bạn cũng nên tìm kiếm bóng râm và đội mũ rộng vành trong những tháng nắng nóng.
Nguồn: vietnamnet