Tính đến hết tháng 2-2017, số nợ bảo hiểm xã hội khoảng 14.800 tỷ đồng, trong đó, có khoảng 1.400 tỷ đồng có khả năng mất trắng do doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn, khiến hơn 193.500 người lao động bị ảnh hưởng.
Bộ Lao động – Thương Binh & Xã hội vừa có văn bản báo cáo Chính phủ về tình hình nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và đề xuất 4 phương án bảo vệ quyền lợi của người lao động tại các doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn. Theo đó, 4 phương án mà Bộ này đưa ra để xử lý nợ bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp này bao gồm: dùng ngân sách nhà nước đóng bù; dùng quỹ bảo hiểm xã hội đóng bù…Nếu thu hồi được nợ sau thanh lý tài sản của doanh nghiệp mới xác nhận thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc phần còn thiếu được đảm bảo bằng tiền lãi phạt chậm nộp của các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội.Theo kết quả trưng cầu ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đến nay có 45% ý kiến lựa chọn phương án dùng quỹ bảo hiểm xã hội đóng bù cho số tiền nợ bảo hiểm xã hội còn thiếu tại các doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn. Khoảng 27% lựa chọn phương án nếu thu hồi được nợ sau thanh lý tài sản của doanh nghiệp mới xác nhận thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.Trong khi đó chỉ có khoảng 9% chọn giải pháp dùng ngân sách nhà nước đóng bù và 18% muốn sử dụng tiền lãi phạt chậm nộp của các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội.
Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : bảo hiểm xã hộidoanh nghiệpgiải thểlao độngngân sáchphá sản

Các tin liên quan đến bài viết