Các nhà khoa học Mỹ nhân bản con ngựa loài Przewalski đã chết cách đây hơn 20 năm.
Trong khoảng thời gian này, gen của con ngựa được cất giữ trong tủ đông, theo cổng thông tin chính thức của tổ chức bảo tồn và phục hồi dữ liệu di truyền các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng Revive and Restore.
Theo ghi nhận, đây là lần nhân bản ngựa loài Przewalski đầu tiên trong 17 năm qua. Chú ngựa con được sinh ra tại vườn thú San Diego ở California, đặt tên là Kurt (để vinh danh nhà nghiên cứu bệnh học và di truyền học Kurt Benirshke). Ngựa trở thành bản sao của một chú ngựa sinh năm 1975 và chết năm 1998.
Giống ngựa Przewalski thực tế đã tuyệt chủng vào những năm 1990. Hiện giờ trên khắp thế giới không có hơn 2 nghìn con ngựa thuộc giống này.
Tổ chức này lưu ý, chú ngựa con được nhân bản Kurt trở thành niềm hy vọng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có thể khôi phục lại loài động vật này, được liệt kê trong Sách Đỏ.
Ngựa hoang Mông Cổ hay còn gọi là ngựa hoang Przewalski (còn được gọi theo tên khác là ngựa hoang châu Á) là những con ngựa hoang phân bố trên những thảo nguyên ở Mông Cổ. Ngựa hoang Mông Cổ là một trong những biểu tượng của hệ động vật Mông Cổ và là tổ tiên của giống ngựa Mông Cổ. Ngựa Przewalski được đặt tên theo nhà thám hiểm người Nga là Nikolai Mikhailovich Przewalski, người đầu tiên phát hiện ra chúng vào khoảng năm 1880 tại khu vực sa mạc Gobi.
Ngựa Przewalski được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên. Từ năm 1960, loài ngựa quý hiếm này đã được liệt vào nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao của Sách Đỏ. Đây phân loài quý hiếm và nguy cấp của ngựa hoang có nguồn gốc từ các thảo nguyên Trung Á, đặc biệt là Mông Cổ. Từng được xem là tuyệt chủng, ngựa Przewalski đã được tái thả vào tự nhiên Vườn quốc gia Khustain Nuruu, Khu bảo tồn thiên nhiên Takhin Tal và Khu bảo tồn thiên nhiên Khomiin Tal.
Một con ngựa hoang Mông Cổ trưởng thành nặng khoảng 250-300 kg hoặc từ 250–350 kg, cao tầm 1m30 và dài 2m. Loài ngựa màu nâu này có chiếc cổ ngắn một cách đặc trưng. Đặc biệt, ngựa Przewalski có 66 nhiễm sắc thể thay vì 64 như những loài ngựa khác.
Thức ăn chủ yếu của loài ngựa thảo nguyên này là cỏ và một số loài thực vật đặc biệt. Vào mùa đông, khi cây cỏ không phát triển một số khu bảo tồn sẽ cho chúng ăn cỏ khô, đậu và ngô. Đây cũng là loài ngựa ăn cỏ lâu nhất với thời gian ăn cỏ trong ngày vượt quá 12 tiếng.
Ngựa hoang Mông Cổ có thể phát hiện nguy hiểm từ khoảng cách 300 mét và bỏ chạy ngay lập tức, chúng có khả năng chịu rét và chịu nóng rất tốt cũng như tốc độ chạy tương đối tốt lên đến 60 km/giờ. Loài ngựa này có vòng đời tương đối dài, từ 20-25 năm.
Khác với các loài ngựa “hoang” khác đã từng được thuần hóa, loài ngựa hoang Mông Cổ chưa bao giờ được thuần hóa, và là loại ngựa hoang thật sự duy nhất còn tồn tại đến nay.
Theo Dân Trí