Ngày 7/4/1972 là ngày chiến dịch Nguyễn Huệ giành thắng lợi giải phóng hoàn toàn huyện Lộc Ninh. Vào ngày này, hôm nay (7/4), Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Lộc Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Lộc Ninh (7/4/1972 – 7/4/2017).

Chiến thắng Nguyễn Huệ giải phóng Lộc Ninh
Sự kiện chiến dịch Nguyễn Huệ thắng lợi giải phóng hoàn toàn huyện Lộc Ninh không chỉ làm nức lòng quân và dân huyện Lộc Ninh, mà còn mang lại niềm vui lớn cho toàn Đảng, toàn quân và đồng bào cả nước. Chiến dịch Nguyễn Huệ thắng lợi giải phóng Lộc Ninh – huyện đầu tiên được giải phóng trong toàn miền Nam, đã góp phần mở ra một bước đột phá chiến lược trong sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tạo nên sự cổ vũ, động viên to lớn trên toàn mặt trận, góp phần tăng thêm thế và lực trên các lĩnh vực đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
070424
Ngày 29/3, huyện Lộc Ninh phối hợp Bảo Tàng tỉnh tổ chức triển lãm ảnh chuyên đề “Chiến dịch Nguyễn Huệ giải phóng Lộc Ninh, Lộc Ninh 45 năm xây dựng và phát triển”
Chiến thắng 7/4/1972 là chiến thắng của đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng ta; là thắng lợi của quá trình đấu tranh cực kỳ gian khổ, hy sinh của quân và dân ta, đã phá tan bức tường thép bảo vệ cửa ngõ Sài Gòn – sào huyệt cuối cùng của chế độ Mỹ – ngụy, mở ra bước ngoặt chiến lược cách mạng ở vùng biên giới, thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng đoàn thể quần chúng, góp phần làm suy yếu thế và lực của địch, cổ vũ tinh thần đấu tranh của quân và dân toàn miền Nam.
Thắng lợi ngày 7/4/1972 cũng là thắng lợi của truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, là thắng lợi của tinh thần quả cảm, mưu trí, sáng tạo của sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa lực lượng vũ trang với nhân dân các dân tộc, cũng như của các chiến sĩ Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 và các đơn vị chủ lực khác. Đây cũng là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp, của nghệ thuật quân sự tạo thời cơ và vận dụng thời cơ trong đấu tranh cách mạng của Đảng ta.
Chiến thắng 7/4/1972 tạo điều kiện cho Lộc Ninh trở thành một trong những trung tâm chính trị, quân sự quan trọng của cách mạng miền Nam. Sau giải phóng, Lộc Ninh trở thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nơi đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh, nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn; nơi đặt căn cứ của Quân ủy – Bộ Chỉ huy Miền và trụ sở làm việc với các phái đoàn quân sự 4 bên; là nơi tiếp khách quốc tế theo tinh thần của Hiệp định Pari ký kết ngày 27/1/1973. Chính tại nơi đây đã diễn ra sự kiện xúc động đón những người con ưu tú của Tổ quốc từ các lao tù của chế độ Mỹ – ngụy chiến thắng trở về.
Trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Lộc Ninh vinh dự được chọn đặt sở chỉ huy của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, từ đây đã truyền đi những quyết định quan trọng của Trung ương Đảng và Bộ Chỉ huy chiến dịch trong những giờ phút trọng đại của dân tộc, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sắp kết thúc. Từ chiến thắng 7/4/1972 giải phóng Lộc Ninh, đến toàn thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, là một sự phát triển liên tục của quá trình cách mạng không ngừng, thể hiện sinh động về tính đúng đắn của đường lối chính trị, quân sự của Đảng ta.
Từng bước ổn định và phát triển đi lên
 
45 năm đã trôi qua, Đảng bộ, quân và dân Lộc Ninh đã trải qua một chặng đường cam go thử thách nhưng cũng đã viết tiếp được những trang sử rất đáng tự hào. Dù có những thời điểm đứng trước những khó khăn do tác động thiên tai, sự khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới kéo dài, nhưng nền kinh tế – xã hội của huyện Lộc Ninh vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt trên 13%. Đời sống xã hội có những bước tiến bộ đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đến
Từ những thành tích trong chiến đấu và trong xây dựng, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Lộc Ninh và 6 xã, 3 đơn vị đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. 40 bà mẹ trong huyện được nhà nước tôn vinh danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; 1 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”; cùng nhiều phần thưởng cao quý khác cho các tập thể và cá nhân trong huyện.
năm 2016 đạt 42 triệu đồng/người/năm. Sự tăng trưởng kinh tế – xã hội đó đã tác động tích cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên bộ mặt mới ở một huyện miền núi biên giới.
Đặc biệt sau 20 năm tái lập tỉnh đến nay, cùng với những thành tựu trên các lĩnh vực mà tỉnh nhà đạt được, Lộc Ninh đã và đang thu được những thành tích mới. Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có về đất đai, huyện đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các loại cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao. Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nền nông nghiệp của huyện đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Các mô hình kinh tế được hình thành và khuyến khích phát triển như: Hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, hộ gia đình… mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhất là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, huyện chú trọng quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án số 03 về xây dựng đường giao thông nông thôn theo phương thức nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân làm công trình. Đến cuối năm 2016, xã Lộc Hưng của huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Bên cạnh đó, công tác xóa đói giảm nghèo được Đảng bộ và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Đến nay, trong toàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,78%. Sự nghiệp giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Hàng năm có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp và toàn quốc; 100% xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Công tác kiên cố hóa trường học và xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm thực hiện, hiện nay trên địa bàn huyện có 7 trường đạt chuẩn quốc gia.
070425
Cựu chiến biên Lộc Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới
Sự nghiệp y tế có những bước phát triển đáng kể, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chương trình y tế cộng đồng, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên. Đời sống văn hóa trong nhân dân có những thay đổi đáng phấn khởi, những nét đặc trưng văn hóa các dân tộc được khơi dậy qua các lễ hội. Phương tiện nghe nhìn ngày càng phổ biến, hầu hết các vùng sâu đều được trang bị máy thu hình; hiện 100% xã, thị trấn có trạm truyền thanh; 100% ấp trên toàn huyện có cụm loa truyền thanh… Từ đó, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện chính sách xã hội được đặc biệt quan tâm, các phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” được khơi dậy và phát huy có hiệu quả.
Xuất phát từ đặc điểm của một huyện biên giới với phương châm phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với thực hiện quốc phòng – an ninh, bên cạnh đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế – xã hội, nhiệm vụ quốc phòng – an ninh được Đảng bộ huyện Lộc Ninh quan tâm lãnh đạo và được các cấp, các ngành thực hiện tốt. Ý thức quốc phòng toàn dân luôn được giáo dục nâng cao, lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng thường trực được duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%/năm
 
Từ nay đến năm 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lộc Ninh quyết tâm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 10%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý (nông nghiệp chiếm 66%, công nghiệp – xây dựng 16%, thương mại – dịch vụ 18%).
Huyện tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp các công trình phục vụ đời sống, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1.5%/năm; giữ vững mục tiêu trên 99% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, xây dựng từ 3-5 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% trạm y tế xã có bác sĩ, 16/16 xã đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Hàng năm có 90% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; trên 70% trở lên khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa. Số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97,5%; số hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt đạt 97%, môi trường sinh thái được bảo vệ; hoàn thành xây dựng nông thôn mới từ 7-8 xã./.

Nhật Phong

Từ khóa : chiến dịch nguyễn huệgiải phóng Lộc Ninh

Các tin liên quan đến bài viết