Với hương vị thơm ngon, lạ miệng, càng để lâu càng ngọt và mềm, giống mít ruột đỏ Indonesia được nhiều người ưa chuộng, mặc dù giá cao gấp đôi, gấp 3 so với các loại mít thường.

19-15-41_nh_1

Ông Nguyễn Viết Vị kiểm tra cây mít giống tại vườn ươm của HTX.

Người mang loài mít đặc biệt này vềtrồng là ông Nguyễn Viết Vị, Giám đốc HTX Phước Thiện, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.Nói về cơ duyên với cây mít ruột đỏ, ông Vị cho biết, năm 2015, trong chuyến đi công tác tại Indonesia, ông tình cờ được giới thiệu và dùng thử mít ruột đỏ. Những múi mít có cùi dày, ăn dai, vị ngọt thanh, nên ông tò mò tìm hiểu.

Ông thấy giống mít này dễ trồng, năng suất cao, sinh trưởng trong điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng khá giống với bên mình. Điều khiến ông thích nhất là múi mít có màu đỏ bắt mắt và hương vị rất đặc biệt, có pha lẫn hương dầu chuối… Sau khi tìm hiểu kỹ, ông quyết định mua 100 cây giống về trồng thử.Sau 2 năm trồng, cây đã cho lứa trái đầu tiên. Ngay lập tức những trái mít ruột đỏ đã được người tiêu dùng hào hứng đón nhận vì hương vị thơm ngon, có bao nhiêu thương lái đặt hàng hết bấy nhiêu, dù giá lên tới 60 ngàn đồng/kg.Xác định đây là cây trồng tiềm năng, HTX đã triển khai trồng đại trà 20ha chuyên canh mít ruột đỏ.

“Giống mít này có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta khá tốt. Cây có khả năng chịu hạn cao, phát triển trên mọi loại đất ở Bình Phước. Vì trồng theo chuẩn VietGAP, chỉ dùng phân vi sinh, nên chi phí đầu tư rất thấp, bình quân mỗi gốc mít chỉ tốn 50 ngàn 1 năm.Cây trưởng thành có thể cho 15-30 trái, mỗi trái nặng khoảng 10kg. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, trái có thể nặng tới 14-15kg. 1ha đất trồng khoảng 270 cây, giá mít đang duy trì ổn định từ 40 – 60 ngàn đồng/kg, HTX thucả chụctỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí”, ông Vị cho biết.

Anh Lưu Anh Trung, thành viên HTX Phước Thiện chia sẻ, gia đình anh có 2ha đất chuyên canh cây tiêu. Thời hoàng kim của cây tiêu mỗi năm anh thu nhập cả tỷ đồng. Nhưng mấy năm nay, thời tiết thất thường, sâu bệnh phát triển mạnh, giá tiêu xuống thấp, trong khi chi phí đầu tư tăng cao… nên lỗ nặng.19-15-41_nh_2

Anh Lưu Anh Trung bên vườn mít ruột đỏ 2 tuổi của gia đình.

“Khi HTX vận động tham gia dự án liên kết trồng mít, tôi hơi do dự vì vốn liếng không có. Nhờ sự hỗ trợ của HTX, năm 2017, tôi chuyển toàn bộ vườn tiêu sang trồng mít ruột đỏ. Hiện 600 gốc mít mới ra trái đợt đầu, mỗi ngày cũng kiếm được gần 1 triệu đồng”, anh Trung hồ hởi nói.

Ông Nguyễn Viết Vị cho biết: Mục tiêu của HTX là liên kết nông hộ, sản xuất tập trung theo quy trình VietGAP, cho ra sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, ổn định đầu ra. Ngoài ra, liên kết sản xuất cũng góp phần giảm phí đầu tư, tăng thu nhập.

“Nhằm giúp bà con nông dân có những cây giống tốt, HTX đã xây dựng vườn ươm từ những cây giống đầu dòng. Trung bình mỗi tháng HTX cung cấp hàng ngàn cây giống chất lượng với giá 40 ngàn đồng/cây, rẻ hơn ngoài thị trường từ 5-10 ngàn đồng, chỉ thu trước 50%, còn lại chờ thu hoạch mới thu hết. Bên cạnh đó, HTX cũng cam kết thu mua mít thương phẩm cho bà con trong tỉnh,nhưng phảitrồng đúng theo quy trình sạch”, ông Vị nói.

Nói về đầu ra của sản phẩm, ông Vị cho biết, ngoài thương lái đến mua tận vườn, HTX cũng ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm với các siêu thị như Coop Mart, Big C… Ngoài ra, HTX còn thường xuyên tham gia các hội chợ kết nối cung – cầu, xúc tiến đầu tư. Nhờ vậy, mít ruột đỏ không chỉ đến tay người tiêu dùng trong nước mà được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nhập hàng như Trung Quốc, Ấn Độ…

Hiện tại, ngoài 18 thành viên, HTX Phước Thiện còn liên kết với hơn chục hộ trên địa bàn tỉnh trồng mít ruột đỏ, trung bình mỗi hộ có từ 2- 10ha,đềuthu nhập ổn định từ 200 triệu đồng/năm trở lên.

Theo Hồng Thủy/Nông nghiệp Việt Nam

Từ khóa : BÌNH PHƯỚChtxmít ruột đỏthu tiền tỷVietGAP

Các tin liên quan đến bài viết