Chỉ trong vòng 5 năm, các hãng điện thoại Trung Quốc đã ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam và chiếm 3 vị trí trong top dẫn đầu về thị phần.

Có thể nói, chưa bao giờ tại Việt Nam sự hiện diện của điện thoại Trung Quốc lại dày đặc đến như vậy. Ở tất cả các phân khúc, từ bình dân tới cao cấp, đều có những đại diện nổi bật của các nhà sản xuất bên kia biên giới.

Khoảng 10 năm về trước khi nhắc tới điện thoại Tàu, ai cũng sẽ bĩu môi nghĩ tới những chiếc điện thoại chất lượng kém, cảm ứng có cũng như không, kiểu dáng nhái lại của Nokia, Sony,… Còn giờ đây, khi mà Nokia đã phải bán mình, Sony đang cân nhắc ngừng sản xuất smartphone thì các hãng điện thoại Trung Quốc lại nổi lên thành một thế lực đáng nể với các cái tên như Huawei, Xiaomi, Oppo,…

Điện thoại Tàu ồ ạt vào Việt Nam, đe dọa vị thế của iPhone
Mẫu điện thoại hot một thời NOKIA N95 được hãng NOKLA nhái lại

Nói về sự đổ bộ của điện thoại Trung Quốc thì đó là cả một quá trình dài. Ban đầu chỉ là những chiếc điện thoại hàng nhái được các lái buôn nhập qua đường tiểu ngạch. Chúng nhanh chóng bị thị trường đào thải do chất lượng kém, thời gian sử dụng chỉ được vài tháng là hỏng.

Sau đó, một số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cất công sang Trung  nhập những thương hiệu điện thoại giá rẻ về bán. Điển hình trong số đó phải kể đến điện thoại HKPhone. So với những chiếc điện thoại fake, dòng điện thoại giá rẻ HKPhone có chất lượng cải thiện hơn nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Chỉ đến khi các công ty điện thoại Trung Quốc chính hãng mở chiến dịch tấn công thị trường Việt Nam, người tiêu dùng trong nước mới bắt đầu để ý tới.

Điện thoại Tàu ồ ạt vào Việt Nam, đe dọa vị thế của iPhone
Chiến lược đại sứ thương hiệu thành công của Oppo. 

Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2013, Oppo là hãng điện thoại Trung Quốc đầu tiên thực sự được khách hàng quan tâm. Với tiềm lực tài chính khủng, hãng điện thoại này mời rất nhiều ca sĩ nổi tiếng Việt Nam làm đại sứ thương hiệu như Sơn Tùng – MTP, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên… Không những thế Oppo liên tục chiếm sóng VTV3 từ năm 2014 với vị trí nhà tài trợ vàng cho các gameshow nổi tiếng. Bằng cách này Oppo đã vươn lên vị trí thứ 2 về thị phần tại Việt Nam một cách nhanh chóng.

Theo chân Oppo đó là hãng điện thoại giá rẻ Xiaomi. Không có chiến dịch truyền thông hoành tráng, Xiaomi đánh thẳng vào tâm lý người dùng khi tung ra những chiếc điện thoại với giá “không thể rẻ hơn” so với các đối thủ khác cùng cấu hình. Cùng với sự bùng nổ của game di động, Xiaomi nhanh chóng phổ biến trong giới học sinh, sinh viên có tài chính vừa phải. Từ chỗ chỉ du nhập vào Việt Nam qua đường xách tay, hiện tại Xiaomi đã được phân phối chính hãng tại các hệ thống lớn như Thế giới di động, FPT Shop và mở showroom chính hãng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ở thị trường Ấn Độ, Xiaomi đã vượt Samsung trở thành hãng smartphone bán chạy hàng đầu.

Điện thoại Tàu ồ ạt vào Việt Nam, đe dọa vị thế của iPhone
Gian hàng của Xiaomi tại Times City Hà Nội.

Cuối cùng, khi mà người tiêu dùng Việt Nam dần quen với những chiếc điện thoại Trung Quốc thì Huawei lại nổi lên như một ứng cử viên nặng ký tại phân khúc trung và cao cấp.

Có thể nói, các nhà sản xuất Trung Quốc xâm nhập thị trường Việt Nam một cách rất bài bản. Bằng cách sản xuất liên tục và nhiều tùy biến, hầu như tất cả nhu cầu của người tiêu dùng trong nước đều được các hãng điện thoại Trung Quốc đáp ứng. Mỗi hãng cũng giữ một thế mạnh độc lập, không dẫm chân lên nhau. Nhắc tới điện thoại chụp hình, người ta nghĩ tới Oppo, ai muốn điện thoại chơi game giá rẻ sẽ chọn Xiaomi, còn với những người muốn trải nghiệm sản phẩm cao cấp thì chắc chắn dòng sản phẩm Flagship của Huawei sẽ là một ứng cử viên nặng ký.

Điện thoại Tàu ồ ạt vào Việt Nam, đe dọa vị thế của iPhone
Top 5 thương hiệu smartphone hàng đầu Việt Nam.

Hiện tại, các nhà sản xuất Trung Quốc đang chiếm tới 3/5 vị trí dẫn đầu về thị phần tại Việt Nam. Theo thứ tự lần lượt là Samsung, Oppo, Xiaomi, Apple và Huawei (nguồn Counterpoint Research). Đáng chú ý là thị phần của Apple ở Việt Nam đang giảm dần, còn những kẻ đến sau như Xiaomi và Huawei lại tăng trưởng rất ấn tượng.

Trước sự phát triển của các hãng điện thoại Trung Quốc, các thương hiệu Việt Nam như Bphone của BKAV, Vsmart của Vingroup hay Asanzo sẽ phải rất vất vả để giành lại thị trường.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : điện thoạiiphonetrung quoc

Các tin liên quan đến bài viết