Khi ta đụng vào cây cối, hành động ấy sẽ kích thích phản ứng mạnh trong hormone và gen của chúng, theo phát hiện mới của các nhà khoa học.

Cây cối cảm nhận được khi bị con người đụng vào - Ảnh 1.

Khi bị động chạm, cây cối cảm nhận được và điều này làm chúng bị chững lại

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Thực Vật tháng 12-2018, các nhà khoa học phát hiện khi ta đụng vào cây cối sẽ kích thích phản ứng mạnh trong hormone và gen của chúng. Hành động này ức chế đáng kể sự tăng trưởng của cây.

Nhóm nghiên cứu đã tác động đến cây Arabidopsis thaliana, một loài cây có hoa họ mù tạt bằng cọ mềm, và phân tích các phản ứng sinh học của cây sau đó.

Tác giả nghiên cứu, nhà sinh học Jim Whelan, Đại học La Trobe ở Úc, khẳng định: “Mọi sự tiếp xúc dù nhẹ nhất của con người, động vật, côn trùng hay cây cỏ chạm vào nhau trong gió đều tạo ra phản ứng gen rất lớn trong cây. Trong vòng 30 phút sau đó, 10% bộ gen của cây đã bị thay đổi”.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng sự va chạm có thể có lợi cho cây như kích thích hệ miễn dịch hoặc tiếp xúc của con người bảo vệ cây khỏi một loại nấm. Nhưng trong nghiên cứu mới lại ghi nhận: chạm vào cây nhiều lần sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của cây tới 30%.

Một số nghiên cứu khác cũng có kết luận tương tự rằng sự tiếp xúc có thể thay đổi sự tăng trưởng thực vật. Một bài báo phát hành năm 2016 của Olivier Van Aken, nhà sinh học thực vật tại Đại học Tây Úc, khẳng định một cái vỗ nhẹ cũng có thể thay đổi biểu hiện của hàng ngàn gen trong cây.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã biết rằng thực vật có thể nghe tiếng nước và các âm thanh khác trong môi trường, giao tiếp với nhau và học hỏi.

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : cảm nhậncây cốinghiên cứuThực vật

Các tin liên quan đến bài viết