Làm sách giáo khoa là rất lãi nhưng lại để thiếu, cách in ấn xuất bản quá phung phí, Bộ trưởng cần thấy hết các lỗ hổng này, GS Phạm Tất Dong nhìn nhận.

Trẻ em đi học cần phải có sách giáo khoa là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, trước thềm năm học mới này, những ngày vừa qua lại xảy ra nghịch lý: sách giáo khoa bỗng trở nên khan hiếm. Nhiều bậc phụ huynh không thể nào mua được đầy đủ bộ sách giáo khoa cho con em mình.

Trước vấn đề này, trách nhiệm của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục và đào tạo ra sao?

Chương trình Góc nhìn thẳng mời bạn đọc nghe ý kiến nhìn nhận của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam xoay quanh vấn đề này.

GS.TS Phạm Tất Dong kiến nghị: Các cục, vụ chức năng cần báo cáo kỹ cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT biết tình trạng này như thế nào để Bộ trưởng có cách nhìn nhận, giải quyết đồng bộ, từ những đơn vị phụ trách nội dung học cho đến đơn vị phụ trách cơ sở vật chất kỹ thuật, đến các cơ quan quản lý phát hành.

Nếu không có thông tin thật chính xác với Bộ trưởng thì Bộ trưởng rất khó để giải quyết việc này. Mà chuyện SGK thế này là ảnh hưởng đến hàng chục triệu trẻ em, triệu gia đình. Nó trở thành hiện tượng xã hội không yên.

“Bộ trưởng cần thấy hết được vấn đề SGK năm nay có lỗ hổng nào, từ đó mới có thể kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội giúp sức. Giáo dục mà có yên ổn thì các vấn đề khác mới yên ổn được”, GS Dong đề nghị.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : độc quyềnsách giáo khoasửa đổi Luật giáo dục

Các tin liên quan đến bài viết