Chính quyền tỉnh Giang Tây, đông nam Trung Quốc đã ra quy định “chỉ hỏa táng” nhằm bảo vệ tài nguyên đất. Tuy nhiên, chính sách cứng rắn này đã bị chỉ trích mạnh từ giới truyền thông.
Khi chính sách “không chôn” bắt đầu được áp dụng cách đây 6 tháng, nhà chức trách tại Giang Tây đã chính thức phát động cuộc chiến với tập tục truyền thống. Việc này đi xa tới mức, chính quyền yêu cầu khai quật, tịch thu và phá tan quan tài mà nhiều gia đình nghèo đã dành dụm cả đời để mua.
Chính sách trên đã khiến người dân địa phương bất bình và bị truyền thông nhà nước mô tả là “dã man và không được lòng dân”. Khi ban hành quy định trên, chính quyền Giang Tây muốn hỏa táng là cách duy nhất để giải quyết người chết.
Nhà chức trách tại nhiều thành phố thuộc tỉnh Giang Tây cũng đã ấn định hạn chót là tháng 9 để áp dụng việc “chỉ hỏa táng”. Quy định trên được coi như một cách bảo vệ đất và hạn chế việc tổ chức tang lễ quá khoa trương.
Trong các bức ảnh và video được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc vào cuối tuần qua, có cảnh nhà chức trách tiến vào các ngôi làng ở Ganzhou, Jian và Yichun, lấy đi quan tài được đặt trong nhà dân.
Một lượng lớn quan tài sau đó được tập trung thành đống rồi bị phá tan. Nhiều người già đã cố ngăn cản việc này bằng cách nằm trong các quan tài đang bị kéo đi.
Kể từ khi chính sách “không chôn” được ban hành, việc sở hữu hoặc làm quan tài đã bị cấm. Giới chức tại nhiều khu vực ở tỉnh Giang Tây đã dành 6 tháng để tịch thu những ai đang sở hữu quan tài.
Chính quyền Giang Tây cũng kêu gọi người dân tự giác nộp quan tài. Theo The Paper.cn, có hơn 5.800 quan tài được thu giữ từ 24 ngôi làng và thị trấn ở Gaoan. Thành công này có được nhờ việc tuyên truyền và tới thăm từng nhà, tờ báo trên cho biết. Mỗi quan tài được nộp, nhà chức trách bồi thường khoảng 2.000 NDT (hơn 6 triệu đồng).
Vì sao Trung Quốc cấm chôn người chết, bắt hỏa táng |
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng bán quan tài. Một nam giới 29 tuổi ở một ngôi làng hẻo lánh tại Jian, từ chối nêu tên cho biết hôm 31/7, nhà chức trách đã tịch thu 2 quan tài ở nhà ông bà anh ta, dù cả hai người đều trong độ tuổi 70. “Những chiếc quan tài đó đều được để trong nhà thờ và ở bên cạnh ông bà tôi đã hơn 30 năm, nó được làm từ những cây gỗ mọc lên trên đất của họ”.
Ở nông thôn Trung Quốc, việc người dân có quan tài đóng vừa kích cỡ là một tập tục có từ lâu. Ngoài ra, họ cất giữ quan trài trong nhà với hy vọng nó mang tới điều tốt lành và trường thọ”.
Cư dân tại tỉnh Giang Tây cho biết, có những người mất nhiều năm để tiết kiệm 5.000 NDT dành mua quan tài, vì thế, khoản bồi thường 2.000 NDT là không xứng đáng về mặt tài chính.
Nhiều bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo và Quang Minh Nhật báo kêu gọi chính quyền Giang Tây nghĩ lại về việc cải tổ tang lễ.
Nguồn: vietnamnet