Sự ra đời không theo phương pháp truyền thống của Louise – nay đã 40 tuổi – đã gây nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức trong suốt nhiều năm.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là biện pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lựa chọn và nó cũng đã giúp giấc mơ, là ngọn hải đăng của hàng triệu gia đình trở thành hiện thực. Vậy nhưng quay ngược lại thời điểm 40 năm trước, khi Louise Joy Brown, em bé đầu tiên chào đời thông qua phương pháp này cất tiếng khóc chào đời tại bệnh viện Đa khoa Oldham (Anh), IVF đã gây ra một cuộc tranh cãi về đạo đức trên khắp thế giới.

Em bé ống nghiệm đầu tiên từng gây tranh cãi, chỉ trích khắp thế giới giờ ra sao?

Louise Brown là em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

2 ngày trước, để kỉ niệm ngày sinh nhật của mình, Louise đã có một bài tâm sự dài về cách chào đời đặc biệt của bản thân.

Cô viết: “Tuần này là sinh nhật lần thứ 40 của tôi. Giống như hầu hết mọi người, tôi có lẽ sẽ tổ chức một buổi tiệc nho nhỏ với gia đình. 

Nhưng đặc biệt hơn, ngày sinh nhật của tôi cũng sẽ là ngày đánh dấu 40 năm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cho kết quả thành công. 

Nghiên cứu mới công bố tuyên bố tháng trước đã có tám triệu người sinh ra thông qua IVF kể từ khi ngày tôi chào đời. Một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Khoa học, London lại nói là 6 triệu. Không ai thực sự chắc chắn về con số chính xác vì hàng ngày đều có những bé được sinh ra thông qua phương pháp tuyệt vời này. 

Em bé ống nghiệm đầu tiên từng gây tranh cãi, chỉ trích khắp thế giới giờ ra sao?

Tên đệm của Louise được đặt là Joy (Niềm vui) bởi các bác sĩ tin rằng IVF sẽ mang đến niềm vui cho nhiều gia đình trong tương lai.

 Em bé ống nghiệm đầu tiên từng gây tranh cãi, chỉ trích khắp thế giới giờ ra sao?

Louise bên bố mẹ khi mới chào đời.

Khi tôi sinh ra, Patrick Steptoe và Robert Edwards, hai người đàn ông đã đưa ra kỹ thuật này, gợi ý bố mẹ hãy đặt tên đệm của tôi là Joy. Họ nói rằng sự ra đời của tôi sẽ mang lại niềm vui cho rất nhiều người. 40 năm sau và hàng triệu em bé chào đời đã chứng minh rằng họ đúng”. 

Tuy nhiên, Louise cũng chia sẻ rằng những ngày cô mới chào đời, mọi chuyện không hề dễ dàng với bố mẹ cô như những cặp vợ chồng hiếm muộn ngày nay. Mọi người nghi ngờ, chỉ trích, lên án họ vì cách sinh con phi truyền thống.

Nhiều năm sau, bố mẹ tôi vẫn nhận được hàng chục lá thư mỗi ngày và không ít trong số đó là những lời lăng mạ thậm tệ”, Louise chia sẻ.

Em bé ống nghiệm đầu tiên từng gây tranh cãi, chỉ trích khắp thế giới giờ ra sao?

Gia đình Louise từng gặp khá nhiều rắc rối vì là người tiên phong thử nghiệm IVF.

Lesley Brown, mẹ của Louise đã bị trầm cảm khi phát hiện mình không thể mang thai. Khi đến trung tâm nghiên cứu của Patrick Steptoe và Robert Edwards, họ được nghe về IVF lần đầu. Dù chưa từng có ai thử phương pháp này trước đây và không có gì đảm bảo nó sẽ thành công nhưng vợ chồng bà vẫn quyết định tin tưởng.

Em bé ống nghiệm đầu tiên từng gây tranh cãi, chỉ trích khắp thế giới giờ ra sao?

Sau Louise, đã có khoảng 8 triệu đứa trẻ chào đời thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Cuối cùng Louise đã chào đời thành công và 4 năm sau, em gái Lousie cũng chào đời bằng phương pháp này.

“Nhờ những người tiên phong, con đường của các cặp đôi bây giờ đã dễ dàng hơn rất nhiều. Tôi tự hào rằng IVF đã thay đổi cả thế giới. Đối với những người đang tìm kiếm hy vọng bằng phương pháp này, tôi muốn nhắn nhủ với họ rằng “Đừng từ bỏ”. Và tôi cũng mong muốn các nhà khoa học, bác sĩ tiếp tục nghiên cứu để nâng cao tỉ lệ thành công của IVF và giúp đỡ được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn hơn”, Louise tâm sự.

Em bé ống nghiệm đầu tiên từng gây tranh cãi, chỉ trích khắp thế giới giờ ra sao?

Louise hiện tại là mẹ của 2 bé trai kháu khỉnh và rất đáng yêu.

Nguồn: vietnamnet

Từ khóa : IVFphương phápthụ tinhtrong ống nghiệm

Các tin liên quan đến bài viết