Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự bùng nổ về nhu cầu việc làm ngành CNTT, mở ra nhiều cơ hội cho các sĩ tử yêu thích công nghệ, đặc biệt với ngành lập trình viên. Giấc mơ tự lực có việc làm tốt lương cao sau khi ra trường giờ không còn quá xa vời với các bạn trẻ. Nhưng để vươn xa trong sự nghiệp, các em không thể chỉ dựạ vào thế thời.

CNTT lên ngôi giữa thời đại công nghiệp 4.0

Ngày nay, CNTT đã len lỏi vào từng ngóc ngách, hiện diện mọi lúc mọi nơi, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của CNTT trong các lĩnh vực cốt lõi như y học, giáo dục, quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, giải trí.

Cách mạng công nghiệp trở thành “chất xúc tác” khiến thị trường lao động mảng công nghệ cao sôi động hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của LinkeIn số lượng việc làm ngành CNTT tăng đột biến, dẫn đầu trong top 20 ngành nghề trong 5 năm trở lại đây. Thống kê của Vietnamwork cũng cho thấy ngành CNTT tăng trưởng bình quân 47% mỗi năm, tính đến cuối 2018, nước ta sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực. Rõ ràng làn sóng công nghệ mới đã khiến cơn khát nhân lực CNTT tăng cao đến đỉnh điểm.

Lập trình viên: ngành học thời thượng của giới trẻ

Bên cạnh nhu cầu nhân lực phát triển mạnh mẽ, nguồn cảm hứng vô tận về CNTT, và sự ưu ái đặc biệt từ Chính Phủ là những động lực thúc đẩy CNTT trở thành ngành thời thượng trong cách mạng công nghiệp 4.0

Được mệnh danh là “Vua” trong lĩnh vực công nghệ, lập trình viên đang là ngành học có sức hút đặc biệt. Nhiều bạn trẻ bị “đánh thức” đam mê, khơi nguồn cảm hứng từ câu chuyện của những tỷ phú công nghệ lừng danh thế giới như Mark Zuckerberg (Facebook), Brenden Eich (JavaScript), Bill Gate (Microsoft)… Cùng với đó, giới trẻ Việt cũng chứng kiến không ít những kì tích từ những người dám khác biệt để gặt hái thành công. Trong số đó phải kể đến lập trình viên Nguyễn Hà Đông, với Flappy Bird – game di động đứng đầu bảng xếp hạng của các kho ứng dụng và trở thành hiện tượng thế giới. Hay Nguyễn Lương Bằng, cha đẻ của Freaking Math, game dẫn đầu bảng xếp hạng các trò chơi ăn khách nhất của Apple tại Việt Nam.


Nguyễn Hà Đông và hiện tượng Flappy Birth

Nguyễn Hà Đông và hiện tượng Flappy Birth

Mặt khác, với quyết tâm đưa Việt Nam trở thành trở thành đất nước mạnh về CNTT và đạt tầm nhìn quốc gia về phát triển CNTT, Chính Phủ coi đây là ngành mũi nhọn và đầu tư mạnh mẽ. Vì vậy lĩnh vực này cực kỳ tiềm năng để phát triển sự nghiệp trong những năm sắp tới.

Có lẽ vì thế CNTT trở thành ngành được nhiều sĩ tử nhắm đến trong mùa thi đại học 2018. Theo thống kê, có 688,610 thí sinh đăng ký dự thi đại học, cao đẳng tất cả các khối ngành, trong đó có 285,000 thí sinh đăng ký nguyện vọng ngành CNTT chiếm 30% trên tổng số (theo vov.vn)

Học thế nào để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng?

Thực tế cho thấy phần lớn sinh viên ngành CNTT ở Việt Nam ra trường vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Theo thống kê của Viện Chiến lược TT&TT 72% sinh viên CNTT không có kinh nghiệm thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.


Aptech Việt Nam – “lò luyện lập trình viên” theo “đơn đặt hàng doanh nghiệp”

Aptech Việt Nam – “lò luyện lập trình viên” theo “đơn đặt hàng doanh nghiệp”

Để vươn xa trong sự nghiệp, ngoài việc nắm bắt cơ hội thời cuộc thì sinh viên cần phải trang bị những kỹ năng và kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Và phần lớn các bạn trẻ đều tìm đến Aptech Việt Nam – nơi được coi là “lò luyện lập trình viên” theo “đơn đặt hàng doanh nghiệp”.

Aptech có trụ sở chính tại Ấn Độ, vận hành trên 40 quốc gia trong 32 năm, với 1350 trung tâm toàn thế giới. Học tại Aptech, sinh viên có được lợi thế cạnh tranh vượt trội bởi chương trình đào tạo nghề, tập trung vào kỹ năng làm việc nhằm đáp ứng đòi hỏi từ doanh nghiệp.

“Đón đầu các xu hướng công nghệ mới nhất, trang bị kỹ năng thực hành, đào tạo qua dự án thực tế cho sinh viên trong toàn bộ quá trình đào tạo là những định hướng chiến lược mà Aptech toàn cầu, cũng như Aptech Việt Nam luôn chú trọng thực hiện từ khi thành lập đến nay.” Ông Anil Pant – Giám đốc điều hành Aptech toàn cầu cho biết.


Ông Anil Pant - Giám đốc điều hành Aptech toàn cầu

Ông Anil Pant – Giám đốc điều hành Aptech toàn cầu

Đặc biệt, thời lượng thực hành lên đến 400 giờ, cao gấp 3 lần các chương trình hiện hành, sinh viên được tham gia 4 đồ án thực tế trong các học kỳ cùng chuyên gia Ấn Độ. Nhờ vậy, sinh viên Aptech luôn có được những nhận xét tốt từ doanh nghiệp: “Chúng tôi đánh giá cao những kiến thức các bạn đã học vì có tính ứng dụng thực tế. Bên cạnh đó những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp… cũng được trang bị đầy đủ giúp sinh viên Aptech ra trường nhanh chóng hội nhập vào môi trường làm việc mà không mất thời gian tái đào tạo..” Trần Minh Dũng, trưởng phòng ứng dụng FPT Telecom.

Cách mạng 4.0 mang đến sức bật kỷ lục về nhu cầu nhân sự chất lượng cho nhóm ngành CNTT nói chung và ngành lập trình viên nói riêng. Nếu sáng suốt chọn lựa đơn vị đào tạo có bề dày kinh nghiệm thực tiễn, việc được các “headhunter” săn đón và phát triển sự nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sẽ không còn là ước mơ viển vông với các bạn trẻ.

Chương trình Lập trình viên Quốc tế (ACCP) của Aptech được nâng cấp lên phiên bản mới nhất của các công nghệ lập trình cốt lõi như lập trình web (front – end với phiên bản bootstrap mới nhất), database, J2SE, Java EE, .Net, lập trình Mobile trên nền tảng Android với phiên bản Marshmallow phổ biến nhất hiện nay. Mang tính ứng dụng cao, sinh viên theo học chương trình này sẽ được thụ hưởng lợi ích tối đa từ mô hình đào tạo “thế giới phẳng”, được học những công nghệ “hot” nhất ,tương tự sinh viên tại các quốc gia phát triển trên thế giới, bao gồm: IoT (Internet of Things), BigData, Điện toán Đám mây, “Hacker Mũ trắng”, “Thám tử Máy tính”……

Cập nhật ngay các công nghệ lập trình mới nhất với chương trình ACCP của Aptech để đón đầu làn sóng công nghệ 4.0 và gặt hái thành công trong tương lai

Từ khóa : cách mạng công nghiệpcông nghệ thông tinlập trình viênlĩnh vực công nghệngành công nghệ thông tin

Các tin liên quan đến bài viết