Sáng 6/1, tại thị xã Đồng Xoài đã diễn ra phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực Sông Đồng Nai, nhằm đánh giá các nhiệm vụ đã được thực hiện trong năm 2016 về triển khai đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân, đại diện lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố là thành viên Ủy ban và lãnh đạo các sở, ngành trực thuộc.

18

Tại phiên họp, Ủy ban đã thông qua báo cáo kết quả thực hiện đề án Bảo vệ môi trường hệ thống lưu vực sông Đồng Nai năm 2016. Theo báo cáo, Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai chảy qua địa phận 11 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Nguồn nước của lưu vực sông có tầm quan trọng đối với các tỉnh, thành phố trong phát triển kinh tế, xã hội và quan trọng hơn là chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân của khu vực phíaNam. Trong năm 2016, 11 tỉnh, thành phố có lưu vực sông đã có nhiều chính sách, thực hiện nhiều đợt quan trắc, giám sát môi trường và bảo vệ nguồn nước…Ủy ban Bảo vệ môi trường hệ thống lưu vực sông Đồng Nai cũng đã thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về điều kiện tự nhiên, thông tin thủy văn, thông tin khí tượng, hiện trạng môi trường, số liệu quan trắc…và có sự chia sẻ thông tin dữ liệu giữa 11 tỉnh, thành phố có lưu vực sông để phối hợp quản lý và xử lý các vấn đề liên vùng, liên ngành.

Qua kết quả quan trắc nguồn nước cho thấy, hiện nay, tầng nước mặt của lưu vực Sông Đồng Nai vẫn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng phần nước trung lưu và hạ lưu sông đang trong tình trạng ô nhiễm do tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp của các tỉnh, thành phố lận cận.

Đối với Bình Phước, có 3 con sông chính có nguồn nước chảy qua tỉnh và đổ về sông Đồng Nai là Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đa Dâng. Theo thống kê cho thấy, xung quanh khu vực các con sông này hiện có 261 nguồn thải của các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, trang trại chăn nuôi, cơ sở y tế…với lưu lượng nước thải xả ra lưu vực sông khoảng hơn 29.700m3/ngày. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh mới chỉ thống kê, điều tra được 70 nguồn thải. Trong thời gian tới, Bình Phước sẽ tiếp tục triển khai, thống kê nguồn thải, cập nhật dữ liệu nhằm thiết lập ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác quản lý chất lượng nguồn nước trên lưu vực.

 

Lê Na – Hồng Hải

Từ khóa : dữ liệugiám sátmội trườngquan trắcsông đồng naithông tinxây dựng

Các tin liên quan đến bài viết