Chúng ta đều biết rằng khi quần áo mặc lâu sẽ có mùi hôi, tủ lạnh dùng lâu cũng sẽ có mùi hôi khó chịu, thực tế này đều là do vi khuẩn gây nên.
Tủ lạnh có tác dụng bảo thực phẩm tươi lâu hơn nhưng lại không có tác dụng diệt các loại vi khuẩn gây hại. Trong khi đó, tuy có nhiệt độ thấp nhưng tủ lạnh luôn đóng kín và chứa đủ loại thực phẩm từ chín đến đến sống. Qua thời gian, các loại vi khuẩn kháng đông tồn tại và phát triển, gây hại trực tiếp cho cơ thể chúng ta mà không hay biết.
Tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong bếp của mọi gia đình
Nếu bạn chú ý một chút sẽ thấy tủ lạnh thường có mùi không dễ chịu, đây chính là dấu hiệu vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Trong quá trình vi khuẩn phân hủy, chuyển hóa thức ăn sẽ gây ra mùi lạ, đồng thời khiến thức ăn bị nhiễm độc, nếu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người dùng.
Vi khuẩn trong tủ lạnh, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Vi khuẩn trong tủ lạnh sẽ liên tục tạo ra các chất khí chuyển hóa như: trimethylamine, hydrogen sulfide, methylamine,… khiến các thực phẩm nhanh hư hỏng. Sau đây là một hình ảnh của một con gà dưới kính hiển vi được đặt trong tủ lạnh 3 ngày.
Hãy tưởng tượng đây là thực phẩm bạn sắp ăn, vậy bạn còn muốn ăn nữa không?
Nhưng điều đáng sợ hơn chính là vi khuẩn không nhìn thấy bằng mắt thường. Thực phẩm bị nhiễm độc trong giai đoạn đầu cũng không nhận biết được bằng mắt thường nhưng sau khi đưa vào cơ thể gây nguy hiểm không lường trước được.
Một trường hợp điển hình: Vào tháng 7 năm 2018, một bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Triều Dương cấp cứu đột nhiên xuất hiện tình trạng mất ý thức, nhức đầu và sốt cao. Đây là bệnh cấp tính và phát triển rất nhanh, trong một thời gian ngắn bệnh nhân rơi vào hôn mê, tính mạng bị đe dọa.
Sau khi bác sĩ kiểm tra đã phát hiện ra, nguyên nhân gây bệnh là do ăn phải thức ăn không sạch sẽ, vi khuẩn từ thức ăn đã xâm nhập vào máu qua thành ruột đến não, gây viêm não!
Tủ lạnh có mùi lạ là dấu hiệu của vi khuẩn
Vi khuẩn phổ biến này chính là Listeria monocytogenes, thường thấy nhất trong tủ lạnh, gây nhiễm trùng rất cao và tỷ lệ tử vong cũng tương đối cao. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong của nó thậm chí còn cao hơn Salmonella và Botox.
“Ba đặc tính” của khuẩn Listeria Monocytogenes:
1. Phân phối rộng rãi
Listeria Monocytogenes được tìm thấy rộng rãi trong tự nhiên, chẳng hạn như không khí, đất, nước, động vật và thực vật, có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau, gây ra ô nhiễm ở môi trường sống của gia đình và ô nhiễm thực phẩm.
Không chỉ các loại trái cây và rau quả tươi có thể bị nhiễm Listeria, mà các sản phẩm nấu chín như nước sốt thịt bò cũng rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này. Ở một mức độ nào đó, thực phẩm được đặt trong tủ lạnh có tỉ lệ gây nhiễm Listeria rất cao.
Vi khuẩn nguy hiểm Listeria có thể phát triển, sinh sôi trong tủ lạnh
2. Khả năng sống rất mạnh mẽ
Listeria monocytogenes là một vi khuẩn rất “kiên cường”, chúng chịu được lạnh, muối, axit và kiềm. Đáng sợ hơn nhiệt độ lý tưởng để sinh sản của Listeria rơi vào 0 – 10°C, cũng chính là mức nhiệt độ thường thấy trong tủ lạnh. Nếu chẳng may bị rơi vào tủ đông có nhiệt độ thấp đến -20°C đi chăng nữa, Listeria cũng có thể vui vẻ sống đến một năm.
3. Độ nguy hại lớn
Listeria có khả năng xâm lấn rất mạnh, sau khi kết hợp với thức ăn, nó có thể trở thành “kẻ giết người” và vô tình kích hoạt mối đe dọa tới sức khỏe.
Đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, những người có khả năng miễn dịch kém, nó có thể gây đau bụng, tiêu chảy và tử vong. Khi xâm nhập vào cơ thể người, Listeria đi vào não thông qua máu, có thể gây áp xe não, xuất hiện ý thức bất thường, hôn mê và các triệu chứng khác, cũng có thể gây nhiễm trùng thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc thai chết lưu.
Biết cách sử dụng tủ lạnh sẽ tránh xa vi khuẩn gây bệnh:
Mối nguy hiểm lớn nhất của an toàn thực phẩm không phải là chất phụ gia, mà vi sinh vật gây bệnh! Trong các loại thức ăn thô, có một nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn là vi khuẩn Listeria, và tủ lạnh cũng là nơi ẩn náu tốt nhất của loại vi khuẩn này. Nếu trong gia đình, không biết cách sử dụng tủ lạnh sẽ gây ra rất nhiều tác hại tới sức khỏe con người.
Hãy sử dụng và vệ sinh tủ lạnh đúng cách
1. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Không lau chùi sạch sẽ tủ lạnh trong một thời gian dài, sẽ khiến thức ăn dễ dàng nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, chuyên gia y tế khuyến khích thường xuyên làm sạch tủ lạnh mỗi tuần. Tuy nhiên, không khuyến khích làm sạch tủ lạnh bằng chất tẩy rửa, chất khử trùng,… để tránh ô nhiễm thứ cấp.
2. Đặt vị trí các thực phẩm trong tủ lạnh
– Rửa sạch tay trước khi cất đồ ăn, đóng hộp thực phẩm.
– Thực phẩm sau khi nấu chín, để nguội, dùng màng bảo quản thực phẩm hoặc hộp chuyên dụng đậy kín và cho ngay vào tủ lạnh. Nếu để càng lâu, một loại vi khuẩn là Listeria sẽ phát triển, đặc biệt với các tủ lạnh có nhiệt độ trên 4ºC.
– Không cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh vì đột ngột cho vào môi trường nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ bị ngưng tụ hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc.
– Thức ăn thừa khác nhau cần phải bỏ riêng để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
– Thời gian bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh cũng không nên quá dài, tốt nhất chỉ trong vòng 4 – 5 giờ.
– Chú ý nấu lượng thức ăn vừa đủ. Một số loại thực phẩm không nên hâm, nấu lại mà nên sử dụng ngay trong ngày như cơm, các thực phẩm từ nông sản, trứng đã bóc vỏ, hải sản, các sản phẩm từ sữa.
– Thực phẩm khi cất giữ trong tủ lạnh nên chia thành các lượng vừa đủ cho một lần dùng. Thịt tươi tốt nhất mang ra chế biến càng sớm càng tốt,
– Khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh nên chế biến ngay không được lấy ra rồi lại đưa vào bảo quản tiếp.
– Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cần, hải sản để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
– Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4ºC, tủ đông là dưới 0ºC.
– Nếu cảm thấy nghi ngờ thức ăn đã hư hỏng thì nên vứt bỏ thức ăn thừa ngay. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay trong tủ lạnh, khiến thức ăn không còn tươi và gây hại cho sức khỏe.
Nguồn: vietnamnet