LĨNH VỰC HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, LAO ĐỘNG SÁNG TẠO

Đậu Bá Kiên

1. Sinh viên ĐẬU BÁ KIÊN, dân tộc Kinh; Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Cấp tỉnh 1 giải đặc biệt (lần VII năm 2014); 3 giải nhất (lần II, năm 2009; lần V, năm 2012; lần VI năm 2013)… Toàn quốc 1 giải nhất (2012), 1 giải nhì (2013), 1 giải ba (2010). 2 huy chương bạc tại triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ được tổ chức ở Malaysia với “Phần mềm KFMouse – giải pháp công nghệ dành cho người khuyết tật” (2013) và đề tài “Ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để bảo vệ máy tính và tìm người thất lạc” (2014). Được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả năm 2013 cho “Phần mềm KFMouse – Giải pháp công nghệ dành cho người khuyết tật”.

Mai Văn Cúc

2. Nhà nông MAI VĂN CÚC, dân tộc Kinh; ngụ tổ 3, ấp 5, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành.

Giải nhất lĩnh vực cơ khí tự động hóa tại hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ nhất (2010-2011) với sản phẩm “Máy phun thuốc cao su”. Giải nhất hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ ba (2014-2015). Giải khuyến khích hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13 (2014-2015). Được vinh danh trong sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2016. Được Thủ tướng Chính phủ tuyên dương, gặp mặt năm 2015. Được cấp văn bằng độc quyền giải pháp hữu ích “Hệ thống phun thuốc cao áp”.

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

Nguyễn Hữu Năm

3. Nhà nông NGUYỄN HỮU NĂM, SN1953, ngụ ấp Phú Thịnh, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng.

Gia đình ông thu nhập đã trừ chi phí 2 tỷ đồng/4 khẩu/năm. Hằng năm tạo việc làm thường xuyên 20 lao động, bình quân lương 5 triệu đồng/tháng; hỗ trợ hoạt động từ thiện, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại địa phương hơn 100 triệu đồng… Sáng chế 1 máy phun thuốc cây cao su, 1 máy thổi lá cao su chống cháy với năng suất 8 ha/ngày, được tôn vinh “Nông dân Việt Nam xuất sắc” và Chủ tịch nước tặng Cúp vàng năm 2013. Năm 2015 được tôn vinh là nông dân Việt Nam tiên tiến tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc do Trung ương Hội Nông dân tổ chức.

Nguyễn Thị Thanh Xuân

4. Cựu chiến binh NGUYỄN THỊ THANH XUÂN, SN1946, dân tộc Kinh, xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành.

Bà đã hỗ trợ CCB nghèo trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên 100.000 cây cao su giống, trị giá 300 triệu đồng; ủng hộ xây 7 nhà nghĩa tình đồng đội, 2 nhà tình thương, 1 căn nhà cho hội người cao tuổi, tổng trị giá 200 triệu đồng; tặng quà gia đình chính sách và ủng hộ quỹ khuyến học… tổng trên 150 triệu đồng; ủng hộ ấp 100 triệu đồng làm nhà văn hóa. Trích lương hưu hỗ trợ 5 cháu bị nhiễm chất độc da cam trong huyện, mỗi cháu 200 ngàn đồng/tháng (từ 9-2004 đến nay)… Năm 2011 vinh dự được đi dự hội nghị toàn quốc cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi.

Nguyễn Nam Dân

5. Nhà nông NGUYỄN NAM DÂN, SN1962, dân tộc Kinh, hội viên nông dân, ngụ thôn Đắk Khâu, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập.

Gia đình ông thu nhập đã trừ chi phí 1 tỷ/4 khẩu/năm. Tạo việc làm thường xuyên cho 12 người, lao động thời vụ 13 người; giúp 8 hộ thoát nghèo vươn lên khá, hỗ trợ vốn, quà tết cho hội viên khó khăn. Hằng năm còn giúp đỡ 4 hộ nghèo bằng hình thức bán thiếu không tính lãi mỗi hộ 10 con heo giống; cho 10-12 hộ vay không lãi 100 triệu đồng; đóng góp công sức, đất đai và tài sản cho địa phương với tổng trị giá trên 550 triệu đồng từ năm 2009 đến nay… Ông là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp trung ương, 1 kỷ niệm chương giai cấp nông dân Việt Nam.

Trương Văn Đảo

6. Nhà nông TRƯƠNG VĂN ĐẢO, SN1950, dân tộc Kinh, hội viên nông dân thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín, thị xã Phước Long.

Gia đình ông có tổng diện tích canh tác 60 ha; doanh thu (đã trừ chi phí) 62 triệu đồng/khẩu/tháng. Hằng năm giải quyết việc làm cho 30 lao động thường xuyên. Ủng hộ 180 triệu đồng làm đường nhựa liên thôn dài 4km, 80 triệu đồng làm đường cấp phối sỏi đỏ dài 1km, vận động và ủng hộ làm đèn đường 110 triệu đồng; ủng hộ xây dựng nhà tình thương 15 triệu đồng, ủng hộ quà cho hộ nghèo, khó khăn 400 suất quà trị giá 120 triệu đồng… Ông là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp trung ương.

Lê Văn Đức

7. Nhà nông LÊ VĂN ĐỨC, SN1951, dân tộc Kinh, ngụ ấp Sóc Rul, xã An Phú, huyện Hớn Quản

Gia đình có tổng diện tích canh tác 4,5 ha cao su, kinh doanh vật tư nông nghiệp; thu nhập bình quân (đã trừ chi phí) 20 triệu đồng/khẩu/tháng. Giải quyết việc làm cho 15 lao động thường xuyên, 5 lao động thời vụ; bán phân bón trả chậm không lãi cho nông dân khó khăn trên 30 tấn; hỗ trợ 1 hộ nghèo 25kg gạo và 700 ngàn đồng/tháng; hằng năm đóng góp tu sửa đường từ 10-15 triệu đồng; hỗ trợ 1 hộ nghèo khó khăn về nhà ở trị giá 50 triệu đồng; năm 2011 hiến 2.000m2 đất xây 3 phòng học… Ông là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp trung ương.

Phạm Thị Thu

8. Công nhân PHẠM THỊ THU, SN1981, dân tộc Kinh, công nhân cạo mủ tổ 2, Công đoàn Nông trường Bình Minh, Công ty TNHH MTV cao su Bình Long.

Chị là công nhân khai thác mủ đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi “Bàn tay vàng” khai thác mủ cấp nông trường, công ty và cấp ngành. Chị được nhận 2 bằng khen của Công đoàn Cao su Việt Nam; 2 bằng khen Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; 1 bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, 1 bằng khen của UBND tỉnh, 3 giấy chứng nhận đạt danh hiệu kiện tướng cấp tập đoàn.

Phạm Thị Mỹ Lệ

9. Bà PHẠM THỊ MỸ LỆ, Tổng giám đốc Công ty cồ phần TM-DV-DL-XNK Mỹ Lệ.

Bà có thành tích xuất sắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; có nhiều đóng góp, cống hiến trong lao động, sản xuất – kinh doanh, góp phần xây dựng và phát triển địa phương, đơn vị và cộng đồng; tích cực tham gia và có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong các hoạt động xã hội từ thiện, các chương trình, đề án, mục tiêu của tỉnh… Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; nhiều bằng khen của các tỉnh, bộ, ngành trung ương; đạt giải thưởng nữ doanh nhân tiêu biểu – Cúp Bông hồng vàng.

Dương Thị Tuyết

10. Bà DƯƠNG THỊ TUYẾT, SN1950, dân tộc Kinh, Phó chủ tịch thường trực Hội Bảo trợ NKT-TMC&BNN tỉnh.

Bà có nhiều đóng góp cho công tác dân số, gia đình và trẻ em, góp phần tích cực giảm mức sinh toàn tỉnh từ 41% năm 1997 xuống còn 27% năm 2007; góp phần trợ giúp NKT-TMC&BNN từ năm 2004 đến 2016, tổng trị giá 85 tỷ đồng; triển khai 8 chương trình trợ giúp NKT-TMC&BNN. Bà là chiến sĩ thi đua toàn quốc về công tác dân số, gia đình và trẻ em. Bà được nhận Huân chương lao động hạng Ba năm 2007; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013; nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Hội Bảo trợ NKT-TMC&BNN Việt Nam.

Thị Giôn

11. Bà THỊ GIÔN, SN1964, dân tộc S’tiêng, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Lồ Ô, xã Thanh An, huyện Hớn Quản.

Từ năm 2010 đến nay, bà đã mạnh dạn đứng ra xin thành lập mô hình dệt thổ cẩm và may các loại trang phục thổ cẩm, với mục đích vừa giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc vừa tạo việc làm cho phụ nữ. Chủ động liên hệ với các siêu thị, hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, trưng bày sản phẩm. Hiện cơ sở đã tạo việc làm ổn định cho 23 chị; tạo điều kiện cho 3 chị đi học may để nâng cao tay nghề. Năm 2012 được UBND tỉnh công nhận là nghệ nhân dệt thổ cẩm. Năm 2015 được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng giải thưởng “Phụ nữ tự tin tiến bước”.

LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG – AN NINH

Nguyễn Văn Lanh

12. Ông NGUYỄN VĂN LANH, SN1978, dân tộc Kinh, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Bình Phước.

Trong quá trình công tác, đã thường xuyên chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ và trực tiếp sâu sát địa bàn nắm tình hình, tiến hành đồng bộ các biện pháp, công tác nghiệp vụ của ngành công an. Tổng cộng đã tham gia bắt giữ khoảng 297 vụ với 569 đối tượng. Tang vật thu: khoảng 2kg heroin, 2.973 viên ma túy tổng hợp, 2,5kg ma túy đá, 16kg cần sa khô, 1,2 tỷ đồng, 310 xe máy và một số tang vật khác có liên quan. Được trao 3 huy hiệu; 1 kỷ niệm chương; Chủ tịch nước tặng Huy chương chiến sĩ vẻ vang các hạng I, II, III; Bộ Công an tặng 5 bằng khen, UBND tỉnh tặng 5 bằng khen; Tổng cục tặng 1 bằng khen và nhiều giấy khen các cấp.

Nguyễn Văn Bình

13. Ông NGUYỄN VĂN BÌNH, dân tộc Kinh, SN1959, Đội trưởng Đội K72, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh.

Ông chỉ huy đơn vị khảo sát tìm kiếm trên 300 lượt huyện, trên 500 lượt xã, hơn 1.000 lượt phum thuộc địa bàn Vương quốc Campuchia. Đào tìm gần 700 khu vực với gần 50.000 hố/100.000m3 đất đá, phát quang dọn bãi trên 100.000m2. Kết quả từ năm 2000 đến nay, đội đã quy tập được 2.179 bộ hài cốt liệt sĩ. Quy tập mộ liệt sĩ trong nước theo Đề án 1237 từ năm 2013 đến nay được 32 mộ liệt sĩ. Năm 2006, ông được nhận bằng khen Quân khu 7; năm 2007 được trao huy hiệu vì nghĩa vụ quốc tế của Thủ tướng Chính phủ; 2008, 2010 chiến sĩ thi đua quân khu; 2008, 2009, 2013 bằng khen của Bộ tư lệnh Quân khu 7; 1 bằng khen của Tỉnh ủy Bình Phước; 2010 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 2015 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

LĨNH VỰC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT – THỂ THAO

Võ Minh Nhất

14. Ông VÕ MINH NHẤT, dân tộc Kinh, SN1979, vận động viên kiêm huấn luyện viên môn cờ tướng Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh Bình Phước.

Năm 2009 đạt HCĐ giải vô địch trẻ toàn quốc; năm 2010 HCV giải vô địch toàn quốc; HCB đấu thủ mạnh; năm 2011 HCB thế giới; năm 2012 HCB Châu á; năm 2013 đạt hạng 4 châu Á; năm 2014 HCV cá nhân, HCB đồng đội tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII; huấn luyện đội tuyển Bình Phước vô địch tại giải Quảng Tây – Trung Quốc; năm 2015 HCV cá nhân, HCB đồng đội toàn quốc; năm 2016 HCV giải Kỳ vương lần thứ IV; HCĐ cá nhân…

LĨNH VỰC Y TẾ – GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Hoàng Văn Quý

15. Sinh viên HOÀNG VĂN QUÝ, dân tộc Kinh, SN1992, cựu học sinh Trường THPT chuyên Quang Trung, hiện du học tại Pháp.

Giải ba và khuyến khích môn toán cuộc thi học sinh giỏi quốc gia; đỗ thủ khoa Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh; huy chương vàng cuộc thi Olympic toán học sinh viên lần thứ IX; giải nhất môn đại số cuộc thi Olympic toán học sinh viên toàn quốc lần XX; giải nhất cuộc thi Olympic toán sinh viên toàn quốc năm 2012…

Mai Thị Thắm

16. Nhà giáo ưu tú MAI THỊ THẮM, dân tộc Kinh, SN1980, giáo viên Trường tiểu học An Lộc B, thị xã Bình Long.

Là giáo viên tiểu học đầu tiên triển khai phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương. Triển khai nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cấp thị xã được đánh giá tốt. Hơn 19 năm công tác đều đạt giáo viên dạy giỏi các cấp. Được trao danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2014, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011, Bằng khen giáo viên dạy giỏi quốc gia của Bộ GD-ĐT năm 2007, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 4 lần.

Quách Ái Đức

17. Tiến sĩ, bác sĩ QUÁCH ÁI ĐỨC, dân tộc Kinh, Phó giám đốc Sở Y tế.

Trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia triển khai các hoạt động: phòng chống sốt rét; xây dựng và củng cố mạng lưới phòng chống sốt rét từ tỉnh đến cơ sở… Kết quả, số ca sốt rét năm 2015 giảm 78,5% so với năm 1997. Tử vong do sốt rét ác tính 2015 giảm 93,8% so với năm 1997… Tổ chức hiệu quả hoạt động phòng chống dịch như: bạch hầu, sốt xuất huyết, ngăn chặn dịch sốt rét… 2 bằng khen của UBND tỉnh năm 2011; bằng khen của Bộ Y tế năm 2015.

LĨNH VỰC DÂN TỘC – TÔN GIÁO

Thích Nữ Nhật Khương

18. Ni sư THÍCH NỮ NHẬT KHƯƠNG, dân tộc Kinh, Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh, Trụ trì chùa Quang Minh (Đồng Xoài).

Từ năm 1998 đến nay, ni sư phối hợp với Hội Bảo trợ NKT-TMC&BNN tỉnh xây dựng bếp cơm tình thương tại Bệnh viên đa khoa tỉnh, mỗi ngày cung cấp hơn 350 suất cơm chay miễn phí cho bệnh nhân nghèo; tặng hơn 70 xe lăn cho NKT; vận động xây tặng hơn 7 nhà tình thương cho hộ nghèo; tặng hàng trăm phần quà nhân các ngày lễ, tết… 2 bằng khen UBND tỉnh; bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ; bằng khen Trung ương Hội Bảo trợ NKT-TMC&BNN.

Điểu Lên

19. Già làng ĐIỂU LÊN, dân tộc S’tiêng, SN1945, Chủ tịch Hội đồng già làng thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

Già làng đạt nhiều thành tích trong lĩnh vực dân tộc, đã được nhận 10 bằng khen, giấy khen cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội địa phương, giai đoạn 2000-2004; đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ 2/2013…

Lâm Hớ

20. Già làng LÂM HỚ, dân tộc Khơme, SN1949, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng già làng ấp 4, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh.

Ông là người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Tuyên truyền vận động người thân gia đình và bà con trong ấp chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả, 200 hộ dân, đặc biệt là đồng bào DTTS sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Hỗ trợ 5 hộ đồng bào xây nhà tình thương với tổng 15 triệu đồng; giúp đất sản xuất cho 3 hộ với 1,5 ha; tham gia bếp cơm tình thương với 16 triệu đồng; thăm hỏi, tặng quà gia đình có công, khó khăn, hội khuyến học 15 triệu đồng; vận động nhân dân đào được 350m đường mương nước, xây 1 đập dẫn nước… tổng trị giá trên 30 triệu đồng. 7 lượt ông được nhận bằng khen cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương; kỷ niệm chương vì sự nghiệp công tác dân tộc.

Nguồn: BPO

Từ khóa : công dânlĩnh vựcưu túvinh danh

Các tin liên quan đến bài viết