Sỏi thận, niệu quản, bàng quang đang khiến bạn bị đau mỏi lưng, gây viêm nhiễm đường tiết niệu? Dù đã đi tán sỏi nhưng sau vài tháng, cơ thể bạn lại xuất hiện viên sỏi mới?… là những thắc mắc sẽ được giải đáp và tư vấn trong chương trình giao lưu trực tuyến “Tư Vấn Phòng và Điều Trị Sỏi Thận” vào lúc 14h00 chiều nay (12/09/2018).
Sỏi thận – tiết niệu chiếm khoảng 10% dân số [1] và tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng. Theo Hiệp hội Thận Quốc gia Mỹ (NKF), cứ 10 người thì sẽ có một người mắc sỏi thận vào thời điểm nào đó trong đời [2]. Bên cạnh đó, tỷ lệ sỏi tái phát sau khi mổ hoặc tán sỏi lên đến 50%. Thời gian tái lại chỉ sau khoảng từ 6 tháng đến vài năm [3].
Nguy hiểm hơn là sỏi thận nếu để nặng có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến chức năng thận. Biến chứng nặng nề nhất là suy thận, tỷ lệ suy thận ở bệnh nhân sỏi thận có thể lên đến 44% [4].
Chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả phòng và điều trị bệnh. Vì vậy để hỗ trợ bào mòn, tán sỏi, dự phòng sỏi tái lại thì việc nắm chắc nên ăn gì và không nên ăn gì tốt cho bệnh nhân sỏi, góp phần to lớn trong thành công của điều trị sỏi thận.
Vậy làm thế nào để bào mòn sỏi, đẩy sỏi ra khỏi thận một cách an toàn và không quay trở lại là một thắc mắc của không ít người bênh. Nhằm cung cấp thông tin về bệnh sỏi thận, cách phòng và điều trị bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Ban biên tập báo Dân Trí điện tử kết hợp với nhãn hiệu Thuốc cốm điều trị sỏi thận Sirnakarang F của Công ty CP Dược Phẩm Hà Tĩnh tổ chức chương trình Tọa đàm trực tuyến “Tư Vấn Phòng và Điều Trị Sỏi Thận” vào 14h chiều ngày 12/9/2018.

Khách mời của buổi tòa đàm có:
TTƯT.GS.BS. Lê Lương Đống, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y Tế Việt Nam. Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Phó chủ tịch, thành viên sáng lập Hội Nam y Việt Nam. Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Y Dược Tuệ Tĩnh.
TTƯT.Ths.BS. Nguyễn Thị Hằng, Phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Y Dược Tuệ Tĩnh. Trưởng khoa nội Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Các khách mời sẽ giải đáp những câu hỏi của độc giả xoay quanh bệnh sỏi thận – tiết niệu, đưa ra những lời khuyên hữu ích để phòng và điều trị bệnh thật hiệu quả
Tất cả độc giả, bao gồm những người đã, đang có sỏi ở thận, sỏi niệu quản, bàng quang và cả những người trong gia đình có bệnh sỏi thận – tiết niệu đều được khuyến khích đặt câu hỏi.
Bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY
Theo Dân Trí