Chi nhánh BOT tuyến tránh Vinh (Nghệ An) đã chính thức giảm giá vé cho các phương tiện khi lưu thông qua trạm thu phí Bến Thủy 1 và 2.

Sáng ngày 20/11, trao đổi với PV, ông Võ Nghệ Sỹ, Giám đốc chi nhánh BOT tuyến tránh Vinh cho biết: “Hôm nay (20/11 – PV), đơn vị đã chính thức giảm giá vé cho các phương tiện loại 1 và loại 2 khi lưu thông qua trạm thu phí Bến Thủy 1 và 2″.

Tu ngay 20/11, giam gia ve qua tram thu phi Ben Thuy 1 va 2 - Anh 1

Từ ngày 20/11, các phương tiện loại 1 và loại 2 qua trạm thu phí Bến Thủy 1 và 2 được giảm giá vé.

Theo đó, thông tư sửa đổi của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 và 2 (nối Nghệ An và Hà Tĩnh) nêu rõ, kể từ 6h30 ngày 20/11 mệnh giá vé của các phương tiện khi qua đây có sự thay đổi.

Tu ngay 20/11, giam gia ve qua tram thu phi Ben Thuy 1 va 2 - Anh 2

Mức giá vé cụ thể được áp dụng từ ngày 20/11 cho các phương tiện khi lưu thông qua trạm thu phí Bến Thủy 1 và 2 .

Cụ thể, chi nhánh BOT tuyến tránh Vinh giảm giá vé các phương tiện loại 1: xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe khách vận tải hành khách công cộng từ 45.000đồng xuống 40.000đồng/lượt và các phương tiện loại 2: xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn từ 60.000 đồng xuống còn 55.000đồng/lượt.

Còn lại, các loại phương tiện khác đều đang giữ nguyên giá vé chưa có sự thay đổi.

Điều 3 Khoản 17, 18 và 19 của Luật Đầu tư 2005 đưa ra định nghĩa hợp đồng BOT như sau:

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu từ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

Hợp đồng dự án có các nội dung chủ yếu sau:

– Tên, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia ký kết hợp đồng dự án;

– Mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án; phương thức, tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án BT);

– Nguồn vốn, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện;

– Công suất, công nghệ và trang thiết bị, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, tiêu chuẩn chất lượng;

– Các quy định về giám sát, kiểm tra chất lượng công trình;

– Các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường;

– Điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng, vận hành;

– Tiến độ xây dựng công trình, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp dự án và thời điểm chuyển giao công trình;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên và các cam kết bảo lãnh, phân chia rủi ro;

– Những quy định về giá, phí và các khoản thu (bao gồm phương pháp xác định giá, phí, các điều kiện điều chỉnh mức giá, phí).

– Các quy định về tư vấn, giám định thiết kế, thiết bị thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng công trình;

– Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công tình khi chuyển giao, các nguyên tắc xác định giá trị công trình và trình tự chuyển giao công trình;

– Trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao;

– Các điều kiện và thể thức điều chỉnh hợp đồng dự án;

– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn;

– Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng dự án;

– Xử lý các vi phạm hợp đồng;

– Bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;

– Các quy định về hỗ trợ, cam kết của các cơ quan nhà nước;

– Hiệu lực của hợp đồng dự án.

Ngoài ra, hợp đồng dự án có thể quy định một số vấn đề khác như áp dụng pháp luật nước ngoài, mối quan hệ giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án…

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

nguồn: hatinh24h.com.vn

Từ khóa : bến thủybot

Các tin liên quan đến bài viết