Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ một lần nữa lại tiến hành các hoạt động trên lãnh thổ Syria, Defence-blog trích dẫn thông tin từ điều tra viên trực tuyến có biệt danh “Samir”.

tin quan su: my bi mat dua "chim an thit" f-22 quay lai chien truong syria hinh anh 1

Bức ảnh được cho là F-22 tiếp nhiên liệu cho KC-135 phía trên vùng đông bắc Raqqa hôm 29/7/2019

Theo đó, Samir đã so sánh các bức ảnh về F-22 được công bố gần đây khi đang thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không ở một “vị trí không được tiết lộ” và hình ảnh vệ tinh để xác minh vị trí mỗi bức ảnh được chụp. Sử dụng Google Maps và các kỹ thuật lập bản đồ khác, anh đã xác định được vị trí chính xác của chúng.

Theo Samir, hình ảnh tiêm kích F-22 Raptor được chụp phía trên vùng đông bắc Raqqa, Syria vào ngày 29/7.

“F-22 tiếp nhiên liệu cho KC-135 phía trên vùng đông bắc Raqqa vào ngày 29/7/2019”, Samir viết trên Twitter.

Tháng trước, Không quân Mỹ tuyên bố rằng, các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đã đến căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar lần đầu tiên để bảo vệ các lực lượng và lợi ích của Mỹ trong khu vực.. Tuy nhiên, Mỹ không nhắc đến sự tham gia của các tiêm kích F-22 Raptor trên bầu trời Syria.

F-22 Raptor  là máy bay tiêm kích chiến thuật tàng hình, một phi công, hai động cơ thuộc thế hệ thứ năm, được phát triển cho Không quân Mỹ để thay thế các dòng F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. Là sản phẩm của chương trình phát triển máy bay chiến thuật tiên tiến (ATF), F-22 do hai nhà thầu Lockheed Martin và Boeing chế tạo nhằm chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, nhưng cũng có khả năng tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và tích hợp trí tuệ nhân tạo; năng lực không chiến ngoài tầm nhìn biến nó thành siêu chiến đấu cơ không có đối thủ.

tin quan su: my bi mat dua "chim an thit" f-22 quay lai chien truong syria hinh anh 2

F-22 phóng mồi bẫy nhiệt.

F-22 Raptor dài 18,9m, cao 5,10m, có sải cánh 13,6m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn.

F-22 được trang bị hệ thống radar mảng pha cực mạnh AN/APG-77v1 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ 1m2 ở khoảng cách 240km, phi công chỉ việc ấn nút khai hỏa tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180km để tiêu diệt mục tiêu khi đối thủ còn chưa nhận ra sự hiện diện của nó trong khu vực. Ngoài pháo 6 nòng M61A2, F-22 Raptor có ba khoang vũ khí nằm trong thân và các giá treo bên ngoài. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm bắn 120km và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Để tấn công mặt đất, F-22 mang theo 3 bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204kg hoặc 3 bom GBU-30 JDAM loại 454kg cùng một số nhỏ tên lửa không đối không. Với nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Radar và các cảm biến được nâng cấp giúp F-22 có được những thông tin giá trị về mục tiêu và chia sẻ với các chiến đấu cơ khác như F-15 Strike Eagle. Trong tương lai, F-22 có thể sẽ trở thành “đối tác” hỗ trợ cho tiêm kích thế hệ thứ sáu – PCA, tương tự sự phối hợp hiện nay giữa tiêm kích thế hệ thứ tư và thứ năm.

Theo thông số thiết kế, F-22 có tầm bay 3.200km, trần bay 18km, tuổi thọ khoảng 8.000 giờ bay (dòng máy bay Sukhoi của Nga thông thường chỉ có tuổi thọ bay khoảng 2.000 – 4.000 giờ) trước khi phải đại tu nâng cấp giữa vòng đời, tuy nhiên, trong thực tế, tuổi thọ của chiến đấu cơ này có thể đạt đến 15.000 giờ bay mà không cần nâng cấp sửa chữa – điều chưa máy bay chiến đấu nào trước đó có được.

Theo Dân việt

Từ khóa : "chim ăn thịt" F-22chiến trường SyriaF-22 RaptorMỹtiêm kích tàng hình F-22tình hình syria

Các tin liên quan đến bài viết