Nhiều ý kiến đánh giá dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia cấm nhiều quá, trong khi các quy định về quản lý chất lượng lại ít và không thực phù hợp kinh tế thị trường.
Bộ Y tế cấm nhiều quá
Việc cấm doanh nghiệp rượu bia khuyến mãi, quảng cáo, tài trợ, theo các chuyên gia, cần đánh giá kỹ tác động. Trong ảnh: dây chuyền súc rửa chai tại một nhà máy sản xuất bia 

Ông Phạm Tuấn Khải (nguyên vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ):

Không phù hợp 
kinh tế thị trường
Bia rượu và nước giải khát có cồn không có nước nào cấm, vấn đề là không nên lạm dụng. Nếu cách tiếp cận vấn đề xuất phát từ truyền thống, từ thói quen và văn hóa của dân tộc trong sử dụng rượu bia, liệu có cấm được tiếp khách, liên hoan mà không có rượu? Nếu đặt vấn đề như Luật phòng chống tác hại bia rượu là phòng chống hết. Hiện đã có 86 văn bản quy định đưa ra những biện pháp hạn chế bia rượu, nên đặt vấn đề này là có nên có luật này hay không? Trong dự thảo luật, tôi đọc nội dung thấy không rõ, từ giải thích từ ngữ đến các nội dung về quản lý nhà nước. Trong khi các quy định đi ngược với kinh tế thị trường hiện nay. Kinh tế thị trường phải để các thành phần phát triển dưới sự điều tiết của Nhà nước, chứ không phải cái gì cũng quản, cái gì cũng không. Không thể không quản được thì cấm. Quy định về cấm quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và thực hiện các tài trợ như dự thảo đưa ra là không phù hợp với quy định của Luật quảng cáo hiện nay. Không có quốc gia nào đưa ra luật như vậy. Liệu có lợi ích nhóm nào khi làm luật này không? Bộ Công thương quản lý nhà nước về lĩnh vực này nhưng khi xây dựng lại là Bộ Y tế. Thực tế đã có nhiều dự án luật đưa lên Quốc hội nhưng không được thông qua, hoặc thông qua vội vàng, nên cần nhìn rõ thực trạng làm luật để đánh giá kỹ lưỡng. Nếu đặt vấn đề đảm bảo sức khỏe, an toàn của con người, có thể có cách tiếp cận hoàn toàn khác, tức là kiểm soát tác hại của đồ uống có cồn, chứ không phải quản lý theo kiểu cấm đoán. Việc đánh giá tác động của dự án luật này vẫn mang tính hình thức. Cần phải đánh giá cả kinh tế – xã hội của từng quy phạm đưa ra, chứ đưa ra nội dung khó hiểu rồi cho rằng đã có đánh giá tác động là không đúng.
Một doanh nghiệp phân phối, kinh doanh rượu:
Luật cho, luật cấm, theo cái nào? thống nhất trong hoạt động xây dựng pháp luật, với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là khi các chính sách thay đổi, phải theo hướng tốt hơn. Đây là vấn đề môi trường kinh doanh của VN. Việc cấm khuyến mãi là đánh trực tiếp vào người tiêu dùng, nó không có tác dụng gì, bởi không cho cái này họ sẽ có nhiều cách để giảm giá, tăng thu hút người dùng. Với quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị, Luật quảng cáo quy định rượu dưới 15 độ được quảng cáo, rượu dưới 30 độ được khuyến mãi. Giờ lại đưa ra Luật phòng chống tác hại bia rượu và cấm quảng cáo, đó là hai văn bản pháp luật cùng một cấp, sẽ tuân theo luật nào? Khi quảng cáo, chúng tôi sẽ theo Luật quảng cáo hay Luật phòng chống tác hại bia rượu, cái nào là luật chuyên ngành? Dự thảo luật của Bộ Y tế tạo thành cơ chế một luật cho doanh nghiệp được làm, nhưng luật khác bóp chẹt lại.
Ông Mikio Masawaki (tổng giám đốc Công ty TNHH Sapporo Việt Nam):
Lo cạnh tranh 
không lành mạnh
Theo quan điểm của tôi, việc dự thảo cấm doanh nghiệp bia tài trợ, quảng cáo, khuyến mãi… nếu thành hiện thực sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ cho ngành bia rượu mà còn các lĩnh vực khác như quảng cáo và các hoạt động liên quan. Không nên đi theo hướng cấm tất cả, nên quản lý bằng cách đưa ra các điều kiện phù hợp theo từng đối tượng và khu vực áp dụng hoặc nội dung quảng cáo; tránh khả năng các doanh nghiệp sẽ đưa ra những cách cạnh tranh không lành mạnh khác thay thế cho quảng cáo, khuyến mãi…Tôi cho rằng thay vì cấm như dự thảo đề xuất, Nhà nước cần quản lý tốt hơn đối với những sản phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng giả, hàng nhái… để từ đó bảo vệ người tiêu dùng và những nhà sản xuất làm ăn nghiêm túc.

Nên cấm quảng cáo một phần

Theo một số chuyên gia, nói bia rượu là sản phẩm không khuyến khích tiêu dùng, nên bóp chẹt là không ổn. Quảng cáo nhằm mục đích hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác với quảng cáo để đưa thông tin giúp người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về sản phẩm, ví dụ dấu hiệu để nhận biết người tiêu dùng về hàng thật, hàng giả, những địa điểm nào bán hàng chính hãng. Không nên cấm tất cả các loại quảng cáo, chặn luôn kênh thông tin phân biệt hàng giả hàng thật, điểm bán chính hãng… Nhà quản lý có thể kiểm soát bằng cách yêu cầu doanh nghiệp đăng ký hồ sơ về quảng cáo, phê duyệt nội dung. Cấm quảng cáo dưới mọi hình thức, người tiêu dùng sẽ khó tiếp cận được sản phẩm chất lượng, loại bỏ hàng giả.

Thuế chiếm hơn nửa giá bia

Theo Hiệp hội Bia rượu nước giải khát VN, hiện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia rượu đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 60% và sẽ tăng lên 65% từ ngày 1-1-2018. Như vậy, giá một chai bia hiện nay quá nửa là thuế. Hiện VN có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp, với sản lượng đạt trên 3 tỉ lít/năm. Sản lượng rượu công nghiệp là 80 triệu lít, nhưng có tới 230-280 triệu lít rượu thủ công chưa được quản lý.

“Kinh tế thị trường phải để các thành phần phát triển dưới sự điều tiết của Nhà nước, chứ không phải cái gì cũng quản, cái gì cũng không cho…

Nguồn: tuoitre.vn

Từ khóa : "lách luật"Bộ Y Tếcạnh tranhhàng giảhàng thậtkhuyến mãiLuậtngười tiêu dùngnhà máyphòng chốngrượu biathị trường

Các tin liên quan đến bài viết